Xem thêm

Không chỉ có FUD và FOMO, những bẫy tâm lý giao dịch sau nguy hiểm nhưng ít được nhắc đến

6 mins
Cập nhật bởi SEO
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

Tóm lại

  • Những bẫy tâm lý giao dịch và đầu tư có thể bạn đang mắc phải
  • #1. Thiên kiến mỏ neo (Anchoring bias)
  • #2. Thiên kiến địa vị (Authority bias)
  • #3. Hiệu ứng mơ hồ (Ambiguity effect)
  • #4. Tư duy tập thể (Groupthink) và Khuynh hướng thích ứng (Conformity bias)
  • promo

Vấn đề tâm lý đóng một vai trò then chốt trong giao dịch và đầu tư. Khi gọi tên được những hiện tượng tâm lý, cũng là lúc nhà đầu tư biết mình có mắc phải những sai lầm hay không. Nhất là giao dịch tài chính, mọi sai lầm đều trả giá bằng tiền.

Tham gia Cộng đồng BeInCrypto trên Telegram để tìm hiểu về các bài phân tích kỹ thuật, thảo luận về tiền điện tử và nhận câu trả lời cho tất cả các câu hỏi của bạn từ các chuyên gia và nhà giao dịch chuyên nghiệp của chúng tôi nhé.

Những bẫy tâm lý giao dịch nguy hiểm nhưng ít được nhắc đến

Thị trường Crypto thường nhiễu loạn bởi nhiều tin tức. Đôi khi các nhà đầu tư bội thực tin tức đến mức không thể theo kịp diễn biến. Từ đó, giá biến động tăng mạnh dẫn đến FOMO, giảm mạnh dẫn đến PANIC. Nhà đầu tư Crypto liên tục trong trạng thái FUD (Fear – Uncertainty – Doubt – có nghĩa là Sợ hãi – Không chắc chắn – Hoài nghi).

Những trạng thái trên có lẽ nhà đầu tư nào cũng đã trải qua và gọi tên được chúng. Nhưng vẫn còn những bẫy tâm lý khác dù đã trải qua nhưng ít được gọi tên và thừa nhận. Đó là:

#1. Thiên kiến mỏ neo (Anchoring bias)

Trong tâm lý học, thiên kiến mỏ neo hay hiệu ứng mỏ neo là khuynh hướng chú ý vào một thông tin nhất định để dựa vào đó đưa ra quyết định. Cái tên “mỏ neo” là hàm ý rằng tâm lý người đó bị neo đậu vào thông tin họ muốn mà thôi, không thể kết hợp với những phản biện mới hay thông tin mới.

Trong giao dịch, bẫy tâm lý này thể hiện qua việc nhà giao dịch dựa vào tín hiệu mới nhất vừa xuất hiện trong ngắn hạn và “neo” vào đó để đưa ra quyết định giao dịch cho dài hạn.

Ví dụ về thiên kiến mỏ neo trong giao dịch.
Ví dụ về thiên kiến mỏ neo trong giao dịch.

Minh họa trên cho thấy, người giao dịch này đã mua BTC được giá tốt tại 18,000 USD và liên tục nhìn thấy lợi nhuận dương. Tâm lý người đó “neo” vào suy nghĩ rằng “Vùng 18,000 USD đã là đáy!”. Chính thiên kiến đó khiến cho khoản lời thành lỗ. Đến khi giá giảm về 16,000 USD, một “mỏ neo” mới hình thành. Người đó nghĩ giá sẽ còn giảm tiếp. Nhưng không, 16,000 USD là một đáy lớn khởi động đà tăng cho nửa năm tiếp theo.

Nhà giao dịch cần tâm niệm rằng: Tương lai là không thể chắc chắn, và bất kỳ điều gì về chuyển động giá cũng có khả năng xảy ra.

#2. Thiên kiến địa vị (Authority bias)

Thiên kiến này xuất hiện khá phổ biến trong các cộng đồng đầu tư tài chính. Những kiến thức thị trường và tài chính không phải là dễ dàng được thấu suốt đối với đa phần các nhà đầu tư. Từ đó, những cá nhân nào có khả năng học hỏi và diễn đạt tốt sẽ trở thành những người được nhiều theo dõi và giữ một vị thế được tôn trọng nhất định. Từ đây, thiên kiến địa vị ra đời.

Hiện tượng PlanB có thể là một ví dụ điển hình cho thiên kiến này trong thị trường Crypto.

PlanB và mô hình Stock To Flow. Nguồn: PlanB
  • Dĩ nhiên, PlanB không phải chịu bất kỳ trách nhiệm nào cho những sai lầm của dự đoán. Nhưng cái muốn chú trọng ở đây đó là thiên kiến địa vị của các nhà đầu tư. Họ nghĩ rằng những phân tích và dự đoán của người có tầm ảnh hưởng như PlanB thì “đáng để xem trọng hơn”. Và họ tin vào đó và đầu tư theo.
  • Kết quả như ai cũng thấy. BTC không thể đạt đến 100,000 USD (đường dự đoán màu trắng của mô hình S2F). Thậm chí BTC còn giảm về dưới 16,000 USD khiến cho thua lỗ càng thêm nghiêm trọng.

Thiên kiến này thường xuất hiện trong các doanh nghiệp dưới dạng cấp dưới xem trọng ý kiến của người cấp trên về một vấn đề nào đó. Điều này không hẳn lúc nào cũng xấu, nhưng ngay cả khi có ai đó khác có ý kiến tốt hơn thì cũng nhanh chóng bị bỏ qua.

#3. Hiệu ứng mơ hồ (Ambiguity effect)

Bạn bước vào cửa hàng bán đồ uống và chỉ gọi một thứ thức uống duy nhất bất kể cửa hàng mỗi tháng đều có những công thức pha chế mới với khuyến mãi? Đó là hiệu ứng mơ hồ. Nghĩa là nhiều người có thói quen né tránh những yếu tố “lạ” mà họ nghĩ rằng có thể mình không dung nạp được. Trong cuộc sống, điều này không hẳn là sai trái. Nhưng trong đầu tư, hiệu ứng này có thể khiến bạn bị “thiếu thông tin”.

Một vài ví dụ cho hiệu ứng tâm lý này trong đầu tư như sau:

  • Nhiều người mơ hồ không hiểu rõ Bitcoin là gì? Thay vì tìm kiếm thông tin và tìm hiểu nó thì họ chọn né tránh nó để giảm thiểu rủi ro. Quyết định này khiến họ có thể bỏ lỡ cơ hội mua Bitcoin.
  • Khi nhà giao dịch quan sát biểu đồ, họ có khuynh hướng chỉ quan tâm đến những chỉ báo và hệ thống của riêng mình (như RSI, giao cắt MA…). Khi gặp những chỉ báo mới và những hệ thống mới (như Ichimoku) thì họ ngại tìm hiểu và thử nghiệm vì muốn giảm rủi ro. Nhưng điều này có thể khiến họ ít cơ hội hơn trong hành trình tìm kiếm một hệ thống hiệu quả cho riêng mình.
  • Thị trường Crypto có đặc tính là liên tục nảy sinh những khái niệm mới và xu hướng mới. Những nhà đầu tư đôi khi nghĩ rằng chỉ cần “Hold Bitcoin” là đủ. Đây cũng là một trường phái an toàn. Nhưng họ sẽ bỏ mất những cơ hội phân bổ một phần vốn vào những xu hướng mới trong thị trường – mà thường là cơ hội lợi nhuận rất lớn.

Mấu chốt ở đây là nhà đầu tư cần một “tâm trí mở” không ngại tìm hiểu và đón nhận những cái mới trước khi thiên kiến của bản thân “kết án” nó là nên hay không nên. Sự mơ hồ đôi khi có thể đem đến một chiến thắng mơ hồ nhưng luôn đem đến một thất bại rất rõ ràng.

#4. Tư duy tập thể (Groupthink) và Khuynh hướng thích ứng (Conformity bias)

Tại Việt Nam, các nhóm Telegram về Crypto phát triển khá sôi động. Nhưng từ đây nó cũng trở thành một cái bẫy tâm lý cho các nhà đầu tư. Bẫy tâm lý “tư duy tập thể” này thường đi kèm với “khuynh hướng thích ứng – Conformity bias”.

  • Khuynh hướng thích ứng nghĩa là bạn thường có khuynh hướng thay đổi hành vi của mình sao cho phù hợp với tập thể xung quanh. Giả sử trong cộng đồng đầu tư (hay nhóm Telegram) của bạn đang đề cao một quan điểm biến động giá nào đó. Nhiều phân tích đều ủng hộ nó. Riêng bạn có góc nhìn ngược lại. Điều cần làm trước tiên là xem xét các phản biện thì bạn nhanh chóng thay đổi góc nhìn để có cảm giác “tự tin” hơn.
  • Tư duy tập thể hiểu nôm na là “ai sao tôi vậy”. Các nhà giao dịch yếu kém thường giao dịch theo tín hiệu chung của nhóm. Thắng thì thắng chung, niềm vui nhân gấp bội. Thua thì thua chung, cảm thấy ít áy náy hơn (vì ai cũng thua). Nhưng nó làm giảm tính cá nhân và sự tự chủ. Trong khi đó, giao dịch tài chính đề cao tính tự chủ và nhất quán.

Dường như bất kỳ hội nhóm hay cộng đồng Crypto nào đều có những tính chất này.

Tạm kết

Bây giờ, hãy thử kết hợp những bẫy tâm lý trên với nhau. Bất kỳ nhà giao dịch/đầu tư nào trong hành trình của mình cũng sẽ nhìn thấy chính bản thân trong đó. Việc gọi tên được nó sẽ giúp bạn có thái độ dè chừng nhất định để nâng cao năng lực làm chủ cảm xúc bản thân và đưa ra quyết định sáng suốt hơn.

Bạn đã từng mắc phải những bẫy tâm lý nào như trên? Hãy chia sẻ quan điểm trong nhóm Telegram của BeinCrypto.

Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 4 năm 2024

Trusted

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.

d-4q6o_1_400x400.jpg
Viet Anh
Việt Anh là một nhà báo có kinh nghiệm biên soạn tin tức chuyên về tiền điện tử. Quan điểm của anh về đầu tư là "Bạn càng hiểu rõ bản chất và tác động của thông tin, thì rủi ro đầu tư càng giảm". Do đó, các bài viết được anh biên soạn thường khai thác về kinh nghiệm đầu tư, phân tích kỹ thuật chuyên sâu, những chuỗi bài về thuật ngữ trong phân tích kỹ thuật từ cơ bản đến nâng cao.
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ