Xem thêm

Phân tích giá Bitcoin 24/2: Vì sao BTC khó vượt 25,000 USD?

2 mins
Cập nhật bởi Bùi Linh
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

Tóm lại

  • Giá BTC tăng nhưng nhu cầu stablecoin không tăng.
  • Taker Sell của Bitcoin tăng trở lại khi giá chạm vùng 25,000 USD.
  • promo

Phân tích giá Bitcoin (BTC) cho thấy nó đang biến động với biên độ lớn hơn rất nhiều so với thời gian cuối năm ngoái, thay đổi cả nghìn USD chỉ trong vài giờ. Nhưng vì sao BTC vẫn khó vượt 25,000 USD?

  • [Góc khảo sát] Tham gia khảo sát trải nghiệm bạn đọc trên trang BeInCrypto và nhận được những phần quà hấp dẫn tại đây.

2 lý do cho thấy giá BTC khó vượt 25,000 USD

#1. Giá BTC tăng nhưng nhu cầu stablecoin không tăng

Nhu cầu stablecoin là thước đo cho động lực tăng giá. Trong bất cứ một đà tăng trung hạn đến dài hạn nào, thì giá BTC cũng thường tăng cùng với tổng vốn hóa của stablecoin. Điều dễ hiểu là các nhà đầu tư (cũ và mới) đều bắt đầu đưa tiền vào thị trường thông qua stablecoin.

So sánh giá BTC và nguồn cung stablecoin. Nguồn: @StockmoneyL
So sánh giá BTC và nguồn cung stablecoin. Nguồn: @StockmoneyL

Biểu đồ trên cho thấy, nguồn cung stablecoin đã liên tục giảm kể từ tháng 4/2022 cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu tăng trở lại. Một báo cáo gần đây từ CryptoCompare cho chúng ta một vài số liệu rõ ràng hơn.

Tổng vốn hóa và khối lượng của các stablecoin. Nguồn: CryptoCompare Report.
Tổng vốn hóa và khối lượng của các stablecoin. Nguồn: CryptoCompare Report.
  • Trong tháng 2 này, vốn hóa của stablecoin đã giảm về còn 136 tỷ USD. Đây là mức thấp nhất kể từ tháng 9/2021. Tỷ lệ thống trị của tổng vốn hóa stablecoin (trong tổng vốn hóa thị trường) giảm về còn 11.4%, mức thấp nhất kể từ tháng 4/2022.
  • Một số quan sát chỉ ra việc riêng vốn hóa của USDT tăng trong tháng 2. Tuy nhiên, vốn hóa của USDT tăng nhưng tổng vốn hóa Stablecoin lại giảm. Nghĩa là USDT đang “hút tiền” từ BUSD và các đồng crypto khác như một hiệu ứng “bình thông nhau” chứ thực chất vốn hóa USDT tăng không phản ánh có dòng vốn mới chảy vào thị trường.

Do đó, có thể hiểu đà phục hồi của thị trường vừa qua đến từ xung lực nội bộ. Nghĩa là những nhà đầu tư còn lại đang tạo tâm lý hưng phấn cho nhau, chứ chưa xuất hiện những “tiền mới” từ người mới.

#2. Taker Sell của Bitcoin tăng trở lại khi giá chạm vùng 25,000 USD

Chính vì yếu tố thiếu “tiền mới” như nói trên, mà các kháng cự của BTC trở lại những kháng cự mạnh. Khi giá chạm đến ngưỡng “tham lam”, những nhà đầu tư nội bộ nhanh chóng bán. Điều này phản ánh qua số liệu Taker Buy Sell Ratio.

Bitcoin Taker Buy Sell Ratio. Nguồn: CryptoQuant.
Bitcoin Taker Buy Sell Ratio. Nguồn: CryptoQuant.

Hãy để ý những thanh histogram màu đỏ sâu dần vào giữa tháng 2 (cuối đồ thị trên). Đây chính là bằng chứng cho thấy tỷ lệ sẵn sàng khớp lệnh bán đang gia tăng đáng kể khi giá bước vào vùng 25,000 USD. Tâm lý “chốt lời sớm” bên trong cộng đồng nhà đầu tư hiện tại góp phần khiến giá khó vượt kháng cự.

Bạn nghĩ sao về những phân tích giá Bitcoin trên? Chia sẻ với chúng tôi quan điểm của bạn trong nhóm Telegram của BeInCrypto nhé.

Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 4 năm 2024

Trusted

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.

d-4q6o_1_400x400.jpg
Viet Anh
Việt Anh là một nhà báo có kinh nghiệm biên soạn tin tức chuyên về tiền điện tử. Quan điểm của anh về đầu tư là "Bạn càng hiểu rõ bản chất và tác động của thông tin, thì rủi ro đầu tư càng giảm". Do đó, các bài viết được anh biên soạn thường khai thác về kinh nghiệm đầu tư, phân tích kỹ thuật chuyên sâu, những chuỗi bài về thuật ngữ trong phân tích kỹ thuật từ cơ bản đến nâng cao.
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ