Xem thêm

Thị trường Gấu: Bàn về quản lý rủi ro trong thời kỳ suy thoái tiền điện tử 

13 mins
Cập nhật bởi Vivian
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

Trong bài viết này, Raymond Hsu, Giám đốc điều hành của Cabital sẽ phân tích các chiến lược phổ biến nhất gây rủi ro cho tài sản của nhà đầu tư.

Đã một vài tuần kể từ khi cuộc khủng hoảng Terra diễn ra. Đây là một trong những cú sốc có hệ thống lớn nhất trong không gian tiền điện tử. Khoảng 60 tỷ USD đã rời khỏi thị trường. Lợi nhuận của các nhà đầu tư chưa bao giờ “bay màu” nhanh đến vậy. Khi giá tiền điện tử giảm mạnh, các bể (pool) khai thác thanh khoản cạn kiệt, hoạt động trên chuỗi chậm lại và lợi suất DeFi cũng đi xuống.

Trên thực tế, tình hình nghiêm trọng đến mức Chỉ số Sợ hãi và Tham lam tiền điện tử đã giảm xuống mức độ sợ hãi tột độ chưa từng thấy kể từ tháng 3 năm 2020. Chất xúc tác cho xu hướng đi xuống này là do việc Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) cho biết họ sẽ tăng lãi suất thêm nửa điểm phần trăm. Điều này dẫn đến tình trạng bán tháo rộng rãi trên thị trường, với Bitcoin giảm mạnh theo các cổ phiếu công nghệ.

Giá Bitcoin thậm chí còn giảm hơn nữa khi một trong những vụ sụp đổ tiền điện tử lớn nhất xảy ra từ trước cho đến nay, trong không gian. Đó là một kịch bản chết chóc cổ điển bắt đầu khi đồng stablecoin TerraUSD (UST) đánh mất chốt 1 USD của nó. Tiếp theo là mã thông báo chị em của nó là LUNA gặp sự cố. Chuỗi các thảm hoạ liên tiếp  này thậm chí còn gây ra áp lực giảm đối với toàn thị trường. Theo đó, lượng UST trị giá hàng trăm triệu USD đã bị “bán tống bán tháo” ra thị trường, làm tăng khối lượng của LUNA, kích hoạt giá đồng coin đi xuống và dẫn đến một cuộc di cư ồ ạt khỏi UST.

Nỗi sợ hãi hiện đang bao trùm thị trường tiền điện tử hiện nay có thể so sánh với sự kiện bong bóng dotcom bị vỡ và Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 theo báo cáo của Bank of America Research.

Xem thêm: Glenn Hutchins: Suy thoái sẽ tấn công nền kinh tế Mỹ vào năm 2023

Điều này có ý nghĩa gì đối với stablecoin?

Những ngày mà tiền gửi stablecoin vào thị trường có thể mang lại lãi suất hai con số đã qua lâu rồi. Vì hiện nay cực kỳ khó để tìm kiếm lợi nhuận lớn hơn 6% trong cùng các giao thức này.

Việc cạn kiệt lợi suất cũng đến trong bối cảnh dòng tiền chảy ra từ DeFi nói chung. Vì sau sự sụp đổ của UST, TVL (Total Value Locked – Tổng giá trị bị khoá) trên tất cả các chuỗi đã giảm gần 38% từ ~ 137 tỷ USD xuống ~ 85 tỷ USD trong khoảng thời gian một tuần .

Sự sụp đổ của UST diễn ra một cách sâu rộng, thậm chí gây ảnh hưởng đến đồng ổn định lớn nhất thị trường là Tether (USDT), đồng tiền này đã nhanh chóng mất tỷ giá so với USD, giảm xuống 0.95 USD vào ngày 12 tháng 5 trước khi nhanh chóng lấy lại tỷ giá của nó.

Tình hình càng trầm trọng thêm khi các nhà quản lý Hoa Kỳ đã đưa ra những lo ngại về stablecoin sau sự cố UST. Theo đó, sự kiện này đã cung cấp cho các nhà quản lý một “cái cớ” hoàn hảo để đề xuất ra các quy định toàn diện nhằm kiểm soát stablecoin.

Xem thêm: UST gặp sự cố mất chốt một lần nữa, giá LUNA chia 10 trong 10 ngày 

Tại sao stablecoin có thể cung cấp mức APY cao như vậy?

Lý do khiến tỷ lệ APY của stablecoin ở mức cao như vậy là do thiếu sự tiếp cận nợ và tín dụng từ các ngân hàng truyền thống và các công ty môi giới truyền thống, cũng như việc sử dụng tiền điện tử làm tài sản thế chấp. Những yếu tố này, cộng thêm với nhu cầu vay cao, đã tạo cơ hội cho DeFi pool tiến hành cho vay với lãi suất ngày càng cao hơn.

Nhu cầu vay mượn stablecoin liên tục vượt quá nguồn cung của nó, do các sàn giao dịch yêu cầu tính thanh khoản của stablecoin luôn phải cao để duy trì hoạt động giao dịch. Hơn nữa, stablecoin hoạt động như một nơi trú ẩn an toàn khi giá tiền điện tử đối mặt với sự biến động cao. Một lý do khác là trong khi DeFi bùng nổ, nhu cầu về stablecoin làm tài sản thế chấp cũng tăng lên.

Do đó, chủ sở hữu stablecoin có thể tính lãi suất cao hơn. Các sàn giao dịch tiền điện tử và các công ty DeFi cũng cung cấp stablecoin với lãi suất cao để thu hút những người cho vay stablecoin mới.

Sau đó, các công ty DeFi này chuyển các tỷ lệ cao hơn đó cho những người cung cấp vốn mà họ đang cho vay. Về cơ bản, đây là một cơ chế lây lan rộng rãi trong tiền điện tử, so với các hình thức cho vay trong thị trường tài chính truyền thống.

Do sự biến động thị trường gần đây, APY của sản phẩm tiền điện tử kiếm được trên stablecoin đã giảm xuống. Lãi suất của các công ty DeFi đã được sửa đổi để duy trì các chính sách tránh rủi ro và để đảm bảo chúng vẫn bền vững và cạnh tranh trong thị trường tiền điện tử.

Xem thêm: Nhà phân tích giải mã cuộc tấn công “De-Pegging” gây ra sự sụp đổ của Terra UST

Thị trường đang phản ứng như thế nào?

Nếu bạn là nhà đầu tư, bạn bắt buộc phải hiểu các chiến lược tái đầu tư phổ biến được sử dụng bởi các nền tảng quản lý tài sản tiền điện tử và các công ty quản lý tài sản DeFi và các công ty sử dụng tài sản của bạn. Chúng tôi đã tự do chia nhỏ các khái niệm khó theo dõi này thành các thuật ngữ đơn giản hơn để bạn có thể tự tin rằng mình biết rủi ro đối với từng chiến lược cụ thể là gì.

Có một số chương trình đã được cập nhật để tránh rủi ro khi đầu tư tài sản vào một thị trường đầy biến động. Khi chúng tôi cập nhật các chiến lược tránh rủi ro để giữ tiền gốc của bạn an toàn hơn, tỷ lệ APY sẽ giảm xuống. Rủi ro nhiều hơn tương đương với APY cao hơn. Tuy nhiên, ít rủi ro hơn sẽ giúp tài sản của bạn an toàn trong khi vẫn tạo ra lợi nhuận.

Nhiều nhà đầu tư rất dễ bị lôi kéo bởi mức APY hấp dẫn. Nhưng hãy nhớ rằng, đôi khi rủi ro liên quan còn lớn hơn cả phần thưởng.

Các chiến lược đầu tư trong thị trường Gấu

Ưu điểm của CeFi

Đối với CeFi, các chuyên gia có thể chọn chỉ làm việc với các thương hiệu hàng đầu trong không gian tiền điện tử. Trong khi đối với các quỹ giao dịch định lượng, các chuyên gia sẽ tiến hành thẩm định chi tiết mọi khoản đầu tư, bao gồm nhưng không giới hạn ở một số cuộc trò chuyện trực tiếp và báo cáo tài chính quan trọng, để đảm bảo khoản vay/nợ được hỗ trợ bằng tài sản thế chấp từ người đi vay.

Nhược điểm của phương pháp này

Thiếu sự độc lập về phụ thuộc trong việc ra quyết định về nơi tài sản của bạn đang được sử dụng. Nếu bạn chọn đầu tư tiền gốc của mình trong một khoảng thời gian nhất định, chúng sẽ không có tính thanh khoản vì tiền gốc bị khóa. Điều này có thể ngăn cản nhà đầu tư tham gia vào một dự án mới kịp thời để sinh lời.

Các nhà đầu tư ưa thích rủi ro cao có thể không hài lòng với các chiến lược tránh rủi ro như này vì họ sẽ không tìm thấy lợi suất cao như những dự án mới thường cung cấp tỷ lệ APY tốt hơn nhiều so với mặt bằng chung.

Tiếp theo, bây giờ chúng ta xem xét hai chiến lược đầu tư phổ biến mà các công ty trong ngành sử dụng.

Chiến lược đầu tiên: Nhà cung cấp thanh khoản cho các Nhà tạo lập thị trường tự động

Nhà cung cấp thanh khoản là gì?

Nhà cung cấp thanh khoản (liquidity provider) là nhà đầu tư cung cấp tài sản tiền điện tử của họ cho một nền tảng để hỗ trợ giao dịch phi tập trung. Đổi lại cho việc cung cấp tài sản cho nhóm, họ được thưởng bằng các khoản phí do các giao dịch trên nền tảng đó tạo ra.

AMM là gì?

Công cụ tạo lập thị trường tự động (AMM) là một loại giao thức trao đổi phi tập trung (DEX) định giá tài sản dựa trên một công thức toán học. AMM cho phép tài sản được giao dịch tự động mà không cần sự cho phép nhờ các hợp đồng thông minh và bằng cách sử dụng các nhóm thanh khoản thay vì thị trường truyền thống của người mua và người bán.

Xem thêm: Những chia sẻ thú vị để hiểu AMM là gì và vì sao AMM quan trọng trong DeFi

Ưu điểm của phương pháp này

AMM khuyến khích người dùng trở thành nhà cung cấp thanh khoản bằng cách thêm một cặp giao dịch để đổi lấy một phần phí giao dịch và mã thông báo miễn phí. Người dùng tự động nhận được mã thông báo của nhà cung cấp thanh khoản (LP) từ AMM bằng cách cung cấp tính thanh khoản.

Trong hầu hết các trường hợp, mã thông báo LP đại diện cho tài sản tiền điện tử mà người dùng gửi vào AMM cùng với tỷ lệ tương ứng của phí giao dịch được thu thập theo thời gian trong nhóm thanh khoản cụ thể mà người dùng gửi tài sản vào đó.

Vì mã thông báo LP thường tích lũy phí giao dịch theo thời gian tài sản của người dùng vẫn còn trong nhóm thanh khoản, nên mã thông báo LP cũng có khả năng tích lũy giá trị theo thời gian.

Hiện có ba mô hình AMM thống trị: Balancer, CurveUniswap.

Nhược điểm của phương pháp này

Trong trường hợp của mô hình Curve AMM, nhiều tài sản được gắn với nhau dẫn đến một số rủi ro:

1. Các nhà đầu tư tiếp xúc với các tài sản cơ bản trong mỗi nhóm – nếu thị trường mất niềm tin vào một trong các tài sản của nhóm, nhóm Curve có thể trở nên mất cân bằng, có nghĩa là không phải tất cả LP đều có thể thoát ra với mỗi tài sản theo tỷ lệ như nhau.

Điều đó có nghĩa là gì? Hãy sử dụng UST như một ví dụ điển hình; Sự suy giảm của UST đã ảnh hưởng đến các ứng dụng tài chính phi tập trung (DeFi) có liên quan, chẳng hạn như 4pool on Curve.

Ra mắt vào đầu tháng 4, 4pool bao gồm hai loại tiền ổn định phi tập trung, UST và FRAX từ Frax Finance, và hai loại tiền ổn định tập trung là USD Coin (USDC) và Tether (USDT). Nó đã hoạt động cho đến khi: Thanh khoản của 4pool hiện ở mức vài nghìn USD thay vì hàng triệu USD mà nhà sáng lập ra nó đã hy vọng. Với tư cách là nhà đầu tư/nhà cung cấp, nếu bạn có 1% cổ phần của nhóm thanh khoản, khoản đầu tư hiện tại của bạn có thể trị giá 1% trong số vài nghìn USD.

2. Các nhà đầu tư phải chịu hai lớp rủi ro hợp đồng thông minh từ cả Convex và Curve. Rủi ro này sau đó phát triển thành nhiều rủi ro nhỏ hơn, đó là:

  • Khả năng mất vĩnh viễn tỷ lệ 1: 1
  • Rủi ro khi khai thác (exploit) hợp đồng thông minh (bao gồm cả khai thác kinh tế/thiết kế giao thức)
  • Sự biến động của lợi tức: APR có thể thay đổi nhanh chóng từ thời điểm gửi tiền
  • Tính thanh khoản: Sự biến động cao của các mã thông báo thưởng, các vị thế bị tự động thoát ra do mức trượt giá cao
  • Phí gas: Phí gas cao tạo ra bất bình và hạn chế hành vi của người cung cấp và người dùng thanh khoản

3. Impermanent Loss

Một rủi ro khác liên quan đến các nhóm thanh khoản là Impermanent Loss, có nghĩa là một người có thể phải chịu một khoản lỗ tiền gốc của một người khác. Các khoản lỗ sẽ tự động phát sinh khi tỷ lệ giá của tài sản gộp dao động so với giá đã ký gửi. Impermanent Loss thường xuyên ảnh hưởng đến các nhóm chứa tài sản dễ bay hơi. Sự dịch chuyển giá càng cao thì tổn thất phát sinh càng cao.

Tuy nhiên, khoản lỗ là vô thường vì tỷ lệ giá có thể sẽ quay trở lại. Khoản lỗ sẽ chỉ trở thành vĩnh viễn khi LP thu hồi tài sản trước khi tỷ lệ này hoàn nguyên. Trong trường hợp tỷ lệ giá vẫn không đồng đều, thu nhập tiềm năng từ việc staking mã thông báo LP và phí giao dịch có thể bù đắp cho những khoản lỗ đó.

Chiến lược thứ hai: Kinh doanh chênh lệch giá (arbitrage)

Một cơ chế giao dịch định lượng tương đối mới trong thị trường tiền điện tử tự, hào có lợi nhuận hàng năm từ 3% đến 7%. Cơ chế này được gọi là chênh lệch giá spot-futures.

Chiến lược kỹ thuật này bao gồm ba phần khác nhau:

  • Kinh doanh chênh lệch giá
  • Giá giao ngay
  • Hợp đồng tương lai (Hợp đồng tương lai vĩnh cửu)

Chiến lược này dựa trên chênh lệch giá (hoạt động tận dụng sự chênh lệch về giá ở hai thị trường) giữa giá giao ngay (giá hiện tại) của tài sản và giá tương lai vĩnh cửu của nó.

Tương lai vĩnh cửu là một thỏa thuận mua hoặc bán một tài sản không có giá xác định trước mà cũng không có thời hạn sử dụng.

Sẽ rất khó cho các nhà giao dịch dự đoán giá thanh toán và chi phí tài trợ cho hợp đồng tương lai vĩnh cửu nếu không có cơ chế mà tại đó, các nhà giao dịch Long (người mua) và Short (người bán) trao đổi funding rate cứ sau 8 giờ.

Funding rate này sẽ liên kết giá của hợp đồng vĩnh cửu với giá giao ngay để tránh chênh lệch quá mức giữa hai loại.

Khi funding rate ở mức dương, người mua cần phải trả phí tương ứng cho người bán. Điều này dẫn đến việc đóng các vị thế mua để kích thích người bán. Ngược lại, khi tỷ lệ tài trợ là âm, người bán cần phải trả phí tương ứng cho người mua. Điều này dẫn đến việc đóng các vị thế bán để kích thích người mua.

Ưu điểm của phương pháp này

Kinh doanh chênh lệch giá giao ngay sử dụng sự biến động giá của tài sản để thu lợi nhuận bằng cách mua các vị thế bán khống trên thị trường kỳ hạn vĩnh cửu trong khi cũng nắm giữ số tiền tương tự trên thị trường giao ngay.

Nhược điểm của phương pháp này

  • Chiến lược kinh doanh chênh lệch giá hợp đồng tương lai yêu cầu sử dụng các hợp đồng vĩnh cửu để thiết lập một vị thế liên quan đến việc sử dụng đòn bẩy. Khi giá của một loại tiền tệ thay đổi đáng kể, rủi ro thanh lý tại vị thế đó cũng sẽ tăng lên đáng kể. Điều này có thể xảy ra thường xuyên vì sự biến động giá tiền điện tử cao hơn nhiều so với cổ phiếu hoặc trái phiếu. Nếu một người không có đủ kiến thức hoặc không tuân thủ nghiêm ngặt chiến lược quản lý rủi ro của mình, chiến lược này có thể gây ra tổn thất thảm khốc như chúng ta đã chứng kiến nhiều lần trong lịch sử tài chính.
  • Sự thay đổi hướng của funding rate – khi hướng của funding rate thay đổi trong quá trình vận hành chiến lược chênh lệch giá giao ngay, các nhà đầu tư có thể bị lỗ do việc chuyển từ người nhận phí sang thành người trả tiền.
  • Đòn bẩy là công cụ đi kèm đặc biệt phổ biến trong giao dịch chênh lệch giá giao ngay và nó làm tăng đáng kể rủi ro vị thế của các nhà đầu tư. Đòn bẩy có nghĩa là việc sử dụng vốn vay để đầu tư. Đòn bẩy sẽ giúp khuếch đại sức mua hoặc bán, cho phép giao dịch với nhiều vốn hơn những gì có sẵn trong ví nhà đầu tư. Tùy thuộc vào sàn giao dịch tiền điện tử, có thể sử dụng mức đòn bẩy gấp 150 lần.

Giao dịch với đòn bẩy cao có thể làm giảm số vốn ban đầu cần thiết để giao dịch, nhưng nó cũng làm tăng nguy cơ bị thanh lý vị thế. Nếu đòn bẩy quá cao, ngay cả một biến động giá 1% cũng có thể dẫn đến thua lỗ nghiêm trọng. Nói cách khác, đòn bẩy càng cao thì khả năng chịu biến động càng nhỏ.

Thành thật khi tính toán rủi ro

Các chiến lược trên là một số phương pháp đầu tư phổ biến hứa hẹn cho tỷ lệ APY cao nhưng thường phức tạp và chứa rủi ro quá lớn. Do đó, cần thận trọng khi xem xét một nền tảng hứa hẹn sử dụng các chiến lược tạo ra lợi nhuận cao trong khi vẫn đảm bảo an toàn.

Một nhà đầu tư có trách nhiệm thì nên cố gắng tìm hiểu cách mỗi nền tảng kiếm tiền và xác định khẩu vị rủi ro của riêng mình, biết tỷ lệ phần thưởng rủi ro phù hợp đối với mọi quyết định đầu tư. Luôn thực hiện các bước để bảo vệ mình khỏi mức rủi ro quá lớn hoặc trước các sự kiện thiên nga đen.

Mặt khác, các khoản đầu tư dài hạn trong điều kiện thị trường biến động mạnh có thể dẫn đến lợi nhuận đáng kinh ngạc, như thời điểm Bitcoin đạt mức thấp vào năm 2017 so với mức cao nhất mọi thời đại vào năm 2021.

Thông tin về các Tác giả

Raymond Hsu là Giám đốc điều hành và đồng sáng lập của Cabital, một nền tảng quản lý tài sản tiền điện tử hàng đầu. Sứ mệnh của Cabital là giúp trao quyền cho mọi người từ mọi tầng lớp xã hội để tạo ra thu nhập thụ động có năng suất cao từ tài sản kỹ thuật số của họ và tạo ra một ngành tài chính bền vững hơn. Trước khi đồng sáng lập Cabital vào năm 2020, Raymond đã làm việc cho fintech và các tổ chức ngân hàng truyền thống, bao gồm Citibank, Standard Chartered Bank, eBay và Airwallex.

Bạn nghĩ sao về thông tin trên? Chia sẻ ngay ý kiến trong nhóm Telegram của chúng tôi nhé.

Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 4 năm 2024

Trusted

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.

1ded56d56a9038fa62cc3bf66de8626e.jpg
Raymond Hsu , Co-Founder and Chief Executive Office for Cabital
Raymond Hsu is the Co-Founder and Chief Executive Office for Cabital, a leading cryptocurrency wealth management platform. Raymond’s mission is to help empower people from all walks of life to generate high-yield passive income from their digital assets and create a more sustainable financial industry. Prior to co-founding Cabital in 2020, Raymond worked for fintech and traditional banking institutions, including Citibank, Standard Chartered Bank, eBay, and Airwallex.
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ