Một số stablecoin BUSD của Binance không được phát hành bởi Paxos cũng như không được quản lý bởi Bộ Dịch vụ Tài chính của Tiểu bang New York. Tuy nhiên, Binance có vẻ đang mập mờ chuyện này.
Stablecoin Binance-Peg BUSD là một sản phẩm của Binance nhưng không được phát hành bởi Paxos cũng như không được quản lý bởi Bộ Dịch vụ Tài chính của Bang New York. Chỉ ERC-20 BUSD được phát hành bởi Paxos và được quản lý ở New York. Liệu đây có phải là một điều đáng lưu ý khi sự phát triển của stablecoin này đang ngày càng gia tăng trên quy mô toàn cầu?
Hiện tại, BUSD có hơn 100 tỷ USD nguồn cung lưu hành. Nhiều loại tiền điện tử được giao dịch với nó hơn bất kỳ tiền tệ fiat nào. Trong năm qua, BUSD đã tăng hơn 5 lần về vốn hóa, vượt qua mức 140 tỷ USD và chiếm 15% vốn hóa toàn thị trường. Nó cũng đóng một vai trò quan trọng trong tính thanh khoản toàn cầu của thị trường tiền điện tử.
Khi lĩnh vực Crypto ngày càng phát triển, BUSD đã tạo ra một sự khuấy động trên thị trường, bao gồm cả những rủi ro tiềm ẩn. Bài viết này sẽ phân tích những rủi ro đó, đồng thời xem xét mối liên quan giữa các quy định và stablecoin của sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới Binance.
Các loại stablecoin
Stablecoin là tiền điện tử được chốt (peg) với giá của một số tài sản khác. Trong hầu hết các trường hợp, stablecoin được gắn với giá trị của một loại tiền tệ pháp định như USD. Cũng có một số stablecoin được chốt với các loại tiền tệ khác, nhưng con số này không đáng kể nếu xét trên tổng thể của thị trường stablecoin. Ngoài ra, stablecoin còn có thể giữ chốt theo các cơ chế riêng biệt.
Các stablecoin phi tập trung phụ thuộc vào khoản nợ được thế chấp và hợp đồng thông minh để duy trì tỷ giá cố định của chúng. Một loại khác là stablecoin tập trung, được hỗ trợ bằng tiền pháp định, bằng cách giữ lượng tiền đó trong ngân hàng để đảm bảo có thể một đổi một.
Nhóm stablecoin được hỗ trợ bởi fiat là phổ biến nhất, vì chúng có tính thanh khoản cao nhất trên thị trường. Cho dù các stablecoin phi tập trung như DAI có hiện đại đến đâu, thì chúng vẫn ẩn chứa những rắc rối và rủi ro nhất định.
Con người luôn cảm thấy an toàn hơn nhiều khi biết rằng stablecoin mà họ đang nắm giữ được đảm bảo bằng các tài sản vật chất, với sự hiện diện của một số tiền mặt được lưu trữ ở đâu đó, dưới dạng các stablecoin tập trung. Tether (USDT) và USD Coin của Circle (USDC) chiếm hai vị trí đầu tiên trong bảng xếp hạng stablecoin. Đứng ở vị trí thứ ba là BUSD, một loại stablecoin được hỗ trợ bằng USD với tỷ lệ 1:1 do Binance (hợp tác với Paxos) phát hành, được phép và kiểm soát thông qua Bộ Dịch vụ tài chính của Bang New York (NYDFS).
Vai trò của stablecoin trong thị trường tiền điện tử
Việc tăng tính thanh khoản là điều cần thiết giúp thị trường tiền điện tử hoạt động trơn tru. Điều này không chỉ giúp các lệnh khối lượng lớn được thực hiện dễ dàng hơn, mà còn hỗ trợ quá trình xác định giá (price discovery), vốn là chức năng quan trọng của thị trường toàn cầu.
Ngoài ra, ngày càng có nhiều stablecoin được sử dụng làm phương thức thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ. Việc chấp nhận của người bán đang gia tăng và bằng cách chấp nhận thanh toán bằng stablecoin, những người bán này có thể giảm rủi ro biến động giá.
Trên hết, stablecoin đã trở nên cực kỳ phổ biến trong các giao thức DeFi. Chúng được người dùng vay mượn lẫn nhau để đầu tư và kiếm lãi. Điểm mấu chốt của vấn đề là stablecoin cực kỳ có giá trị đối với hệ sinh thái tiền điện tử. Đó là lý do tại sao những hạn chế hoặc giới hạn của chúng có thể gây ra rủi ro đáng kể cho thị trường.
Những rủi ro xung quanh stablecoin
Stablecoin có một số rủi ro nhất định. Đáng lo ngại nhất phải kể đến hiện tượng “bank run”, hay còn gọi là sự rút tiền hàng loạt. Nói một cách đơn giản, đây là tình huống mà tất cả những người có stablecoin sẽ vội vàng rút tiền một cách đồng thời. Điều này có thể là kết quả của một số tin tức/sự kiện khiến người dùng mất niềm tin, lo ngại tổ chức/stablecoin đó sẽ sụp đổ.
Khi đặt trong bối cảnh các quy định của Chính phủ, stablecoin vẫn là một vùng xám. Các cơ quan quản lý toàn cầu đã đưa ra những lo ngại về sự gia tăng của stablecoin, bao gồm cả Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ. Trong khi đó, Ngân hàng Dự trữ Úc, trong một bản tin ngày 22/12, cũng nhấn mạnh những rủi ro của các stablecoin không được kiểm soát. Ngoài ra, Tether, stablecoin lớn nhất, cũng đã phải đối mặt với sự giám sát nghiêm ngặt từ các cơ quan quản lý do việc báo cáo dự trữ không minh bạch.
Các nhà chức trách tin rằng stablecoin có xu hướng “bank run” và khi lĩnh vực này phát triển nhanh chóng, nó “vẫn phải đối mặt với rủi ro thanh khoản”.
Những dự án stablecoin dần sụp đổ
Những lời chỉ trích này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin chung về stablecoin. Đặc biệt là khi nhiều nhà đầu tư đã phải chịu thiệt hại mất tiền do sự sụp đổ của các dự án stablecoin trong năm 2022. Trong đó, cái tên phải kể đến đầu tiên là TerraUSD (UST). Vào tháng 5, từng là stablecoin lớn thứ 3 thị trường, UST đã mất chốt (depeg) so với đồng USD, khiến tiền điện tử của nhà phát triển Terraforms Labs, LUNA giảm giá nặng nề.
Vốn phải được giao dịch ở mốc cố định 1 USD, stablelcoin UST (hiện được gọi là Terra Classic USD sau đợt hard fork) hiện vẫn ở dưới mốc 0.03 USD.
Như hiệu ứng domino, sự sụp đổ của UST đã kích hoạt một cơn khủng hoảng thanh khoản lây lan trên toàn thị trường. Theo đó, một số stablecoin khác cũng đã lần lượt mất chốt với đồng USD.
Chẳng hạn như Neutrino USD (USDN) đã giảm xuống mức giá 0.95 USD trong cùng khoảng thời gian với UST. Tại thời điểm BeInCrypto viết bài, nó hiện đang vật lộn quanh mốc 0.66 USD. Stablecoin của hệ sinh thái WAVES này, đã giảm mạnh trong 12 giờ qua.
Vì những rủi ro xung quanh stablecoin không được kiểm soát, một sàn giao dịch tiền điện tử lớn của Hàn Quốc đã nêu lên mối lo ngại về việc mất chốt của USDN. Ngoài ra, stablecoin USDX (Kava), stablecoin của Deus Finance, DEI cũng đã mất hơn 40% giá trị trong tháng 5. Vào ngày 12/12, giá của stablecoin thuật toán Tron, USDD cũng đã giảm xuống còn 0.97 USD.
Nhìn chung, mây đen đang bao phủ các stablecoin không được giám sát này. Cùng với các yếu tố khác, chúng đã dẫn đến sự kiện khiến các stablecoin mất chốt hàng loạt. Điều này cũng kích một một mối e ngại liên quan đến stablecoin BUSD của Binance, mà sẽ được xem xét trong phần tiếp theo của bài viết này.
Stablecoin BUSD của Binance
Sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất ngành, Binance và Giám đốc điều hành Changpeng Zhao (CZ), hiện đang là tâm điểm của sự chú ý. Nguyên nhân xuất phát từ stablecoin lớn thứ ba thị trường, BUSD. Vốn hoá thị trường của Binance USD (BUSD) đã tăng lên gấp bội trong vài tháng qua. Nhờ các động thái của Binance như tự động chuyển tiền gửi USDC, TUSD và USDP của người dùng sang BUSD… nguồn cung của BUSD đã vượt qua mức cao kỷ lục 20 tỷ USD, chiếm 15.48% thị phần của thị trường stablecoin, dựa trên số liệu thống kê của CoinMarketCap.
BUSD, lưu hành trên thị trường tiền điện tử, được phát hành bởi Paxos, có trụ sở tại Hoa Kỳ, cụ thể là ở New York. Paxos được thành lập vào năm 2012 và đã huy động được hàng trăm triệu USD. Hiện tại, hầu hết số tiền đầu tư này đến từ các nhà đầu tư ít được biết đến. Tuy nhiên trong đó bao gồm cả những gã khổng lồ thanh toán như PayPal.
Fun fact: Paxos giám sát các loại tiền điện tử được mua và bán trên PayPal.
Do đó, về mặt kỹ thuật, BUSD là một phiên bản khác của stablecoin PAX ít phổ biến hơn của Paxos, được phát hành vào năm 2018. Theo đó, BUSD là sản phẩm của sự hợp tác giữa Paxos với Binance vào Q3/2019. Sản phẩm này là BUSD (ERC-20) khi Paxos phát hành BUSD trên blockchain Ethereum. Theo thông tin trên website của Binance, việc cung cấp BUSD vẫn được NYDFS hỗ trợ đầy đủ.
Mối quan tâm về các quy định stablecoin
Ngoài ra, Binance cũng cung cấp token Binance-Peg BUSD trên BNB Chain. Nhưng mối quan tâm chính ở đây là nó không được phát hành bởi Paxos cũng như không được quản lý bởi Bộ Dịch vụ Tài chính của Tiểu bang New York. BeInCrypto đã liên hệ với hai bên để xác nhận thông tin này. Theo đó, người phát ngôn của Paxos đã trả lời BeIncrypto qua email như sau:
Tuy nhiên, câu trả lời hoàn toàn khác khi BeInCrypto liên hệ với bộ phận hỗ trợ khách hàng chính thức của Binance trên Twitter. Nhóm chăm sóc khách hàng của Binance thông qua Twitter cho biết:
“Binance pegged BUSD, hoặc BEP-20 BUSD vẫn là BUSD. Do đó vẫn được phát hành bởi Paxos và được quản lý bởi Bộ Dịch vụ Tài chính của Bang New York.”
Mặc dù thông tin này cũng đã được đề cập trên trang web của Binance, nhưng nó tạo ra một hiểu lầm phổ biến rằng tất cả BUSD đều được giám sát. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, các stablecoin không được giám sát có thể tiềm ẩn rủi ro sụp đổ. Vì vậy, các biện pháp thận trọng phải được thực hiện để phòng tránh các sự kiện sụp đổ đã từng diễn ra.
Ngoài ra, còn một câu hỏi khác đáng được lưu tâm là về các tổ chức đang kiểm soát BUSD. Như BeInCrypto đã báo cáo, gần 94% tổng nguồn cung BUSD chỉ được giữ trong 4 ví. Điều này có thể làm tăng thêm nghi ngờ về sự độc quyền của BUSD.
Kết luận
Hiện tại, vẫn chưa có các quy định cụ thể cho phân khúc stablecoin. Tuy nhiên, một số nhà phát hành vẫn phải đáp ứng các yêu cầu tối thiểu nếu muốn có giấy phép hoạt động tại Hoa Kỳ. Mặc dù vậy, không có điều luật nào yêu cầu các tổ chức này phải bảo vệ nguồn dự trữ hay duy trì tính thanh khoản của stablecoin. Do đó, các nhà đầu tư cần tự bảo vệ bản thân mình trong quá trình tham gia thị trường.
Bạn nghĩ sao về thông tin trên? Chia sẻ ngay ý kiến của bạn trong nhóm cộng đồng của chúng tôi Telegram | Facebook fanpage | Facebook group.
Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.