Stablecoin là một loại tiền điện tử nhằm mục đích đảm bảo một sự ổn định về giá. Một trong những nhược điểm dễ nhận thấy của tiền điện tử là biên độ biến động giá. Giá thường xuyên tăng và giảm một cách rất đột biến. Điều đó cũng khiến cho nhiều người không chấp nhận tiền ảo. Stablecoin được thiết kế để giải quyết vấn đề này, đảm bảo giá trị ổn định theo thời gian.
Stablecoins hoạt động như thế nào?
Có nhiều phương pháp khác nhau để ổn định được giá. Và hiện tại, có ba dạng stablecoin khác nhau, tương tứng với những phương pháp sau đây: 1. Được thế chấp bởi tiền mặt (fiat): Nghĩa là đối với mỗi stablecoin đang lưu hành, cũng cần có số tiền tương ứng được lưu trữ trong ngân hàng. Ví dụ: Một đồng stablecoin như USDT, USDC hoặc TUSD tương đương với 1 đô-la trong ngân hàng. Ý tưởng này là để giảm bớt lo lắng của mọi người về biến động giá quá nhanh chóng, đồng thời tạo ra một hệ thống hữu ích hơn cho việc mua hàng ngày. 2. Được thế chấp bởi chính tiền điện tử: Về phương diện kỹ thuật thì, cố gắng ổn định một đồng tiền điện tử bằng một đồng tiền điện tử dễ biến động khác, cũng sẽ gây ra vấn đề. Nên các nhà cung cấp đã thực hiện giải pháp đó là “thế chấp nhiều hơn mức cần thiết”. Ví dụ, 1 đô la stable được liên kết với 2 đô la một đồng tiền điện tử nào đó. Mục đích là để tạo sự cân bằng giữa những lợi ích của tính phi tập trung, trong khi tiền điện tử hấp thụ tác động của biến động thị trường. 3. Được thế chấp/phi tập trung: với hình thức này, stablecoin sẽ không được liên kết với bất cứ một dạng dự trữ nào. Nhưng thay vào đó, sẽ sử dụng hợp đồng thông minh (smart contracts) để theo dõi biến động giá, việc phát hành và mua những đồng tiền phù hợp.Ví dụ về các Stablecoin phổ biến nhất:
- Tether (USDT) – một trong những stablecoin phổ biến nhất được neo giá bằng đô la Mỹ, với giá trị vốn hóa thị trường hơn 4 tỷ đô la tại thời điểm viết bài này. Mặc dù Tether Ltd chưa bao giờ chứng minh đầy đủ việc nó được hỗ trợ bởi USD. Những thay đổi gần đây đối với các điều khoản trên trang web của họ, cho thấy Tether đang vận hành dựa trên lượng dữ trữ nhỏ hơn.
- Gemini Dollar (GUSD) – một dự án của Cameron và Tyler Winklevoss. Nó cho phép mọi người gửi stablecoin qua mạng lưới Ethereum.
- TrueUSD (TUSD) – những người nắm giữ token này hưởng lợi từ sự bảo vệ hợp pháp đáng tin cậy bằng việc sử dụng những tài khoản ký quỹ. Đồng tiền này có chung điểm tương đồng với Tether, nhưng công ty này cung cấp bằng chứng một cách minh bạch và đầy đủ với các nhà đầu tư và khách hàng.
Các Stablecoin có giải quyết được vấn đề biến động không?
Stablecoin đã rất phổ biến, vì chúng cung cấp sự cân bằng hoàn hảo giữa các lợi ích của tính phi tập trung và gia tăng giá trị của dự đoán. Mặc dù một số stablecoin phi tập trung đã nỗ lực rất nhiều để duy trì mức giá ổn định nhất có thể. Điều này gây ra nhiều sự không chắc chắn về khái niệm này. Có vẻ đến nay như niềm tin đối với stablecoin đã không bị mất đi. Cũng như các loại tiền điện tử khác, các quốc gia tiếp tục tìm kiếm những quy định về stablecoin và tăng tính minh bạch. Các đối thủ cạnh tranh với Tether đã học được những bài học từ những điểm yếu của Tether và dẫn dắt các chiến dịch của họ với sự minh bạch hoàn toàn. Ví dụ: USDK được phát triển bởi công ty blockchain OKLink và phát hành đồng tiền của mình vào tháng 6 năm 2019. Họ cung cấp tỷ lệ chuyển đổi 1:1 được hỗ trợ 100% bởi giá trị dự trữ. Và thậm chí, để minh bạch hơn, họ thuê cả một công ty kiểm toán độc lập sẽ cung cấp các báo cáo hàng tháng về USD. Những sự cường điệu về stablecoin vẫn chưa kết thúc, với việc được phát hành càng ngày càng nhiều hơn. Khi khối lượng giao dịch tăng lên, stablecoin đang trở thành một phương tiện hấp dẫn để lôi kéo mọi người đến với việc chấp nhận tiền ảo.Nên chọn Stablecoin nào?
Để có nhiều thông tin hơn về stablecoin tốt nhất năm 2020, bạn có thể xem thêm thông tin hướng dẫn chi tiết về stablecoin của chúng tôi.
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 10 năm 2024
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 10 năm 2024
Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.
Jessica Lloyd
Jess tốt nghiệp tại Vương quốc Anh với bằng Sinh học và sau đó dành vài năm quản lý truyền thông cho các công ty ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Châu Phi và Đông Nam Á. Cô tin rằng thu hẹp khoảng cách giáo dục là một bước quan trọng trong sự hiểu biết chính thống về những gì các công nghệ mới nổi có thể cung cấp cho xã hội trên toàn thế giới.
Jess tốt nghiệp tại Vương quốc Anh với bằng Sinh học và sau đó dành vài năm quản lý truyền thông cho các công ty ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Châu Phi và Đông Nam Á. Cô tin rằng thu hẹp khoảng cách giáo dục là một bước quan trọng trong sự hiểu biết chính thống về những gì các công nghệ mới nổi có thể cung cấp cho xã hội trên toàn thế giới.
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ