Xem thêm

Thị trường NFT cần thay đổi gì để không chỉ là sân chơi cho cá mập?

4 mins
Cập nhật bởi Vi Vi
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

Tóm lại

  • Ai là người mua NFT?
  • Nhận thức và tham gia thị trường
  • Những khó khăn khi tham gia thị trường NFT
  • Làm thế nào để NFT dễ dàng tiếp cận hơn
  • promo

Thị trường NFT gần đây đang quá đà hưng phấn. Sự hưng phấn này khiến chúng ta cảm thấy rằng mọi nhà đầu tư tham gia vào thị trường chỉ vì muốn sở hữu NFT. 

Tổng giá trị của những đợt bán những tác phẩm nghệ thuật được mã hóa ước tính lên tới 638 triệu đô. Những ngôi sao nổi tiếng như Ellen Degeneres hay Paris Hilton cũng đã tham gia vào thị trường này.

Ai là người mua NFT?

Hầu như mỗi ngày đều có tin về một NFT mới. NFT tượng trưng cho những sản phẩm độc nhất như bức tranh nghệ thuật, chứng từ tài sản hoặc là một vật phẩm hữu hình nào đó được mã hóa trên chuỗi Ethereum.

NFT về khoảnh khắc Andy Murray vô địch Wimbledon đã được bán với giá 178,000 đô. NFT “Charlie Bit My Finger” – một video nổi tiếng trên Youtube được bán với giá 760,000 đô. Gần đây, Twitter có sự kiện phát phần thưởng 140 NFT miễn phí, mà mỗi NFT có giá 110,000 đô. Và tác phẩm “The First 5000 Days” của tác giả Beeple đã được bán đấu giá với số tiền khổng lồ – 69 triệu đô.

Mặc dù vậy, 50% số NFT được bán trên chợ Rarible chỉ thuộc về 2.3% tổng số người bán và 50% số NFT được bán trên nền tảng OpenSea cũng chỉ là của 1.9% tổng số người bán.

Nhận thức và tham gia thị trường

Hầu hết những người chưa từng tham gia thị trường crypto không biết làm thế nào để tham gia thị trường này. Thực tế, những người kiếm được lợi nhuận từ NFT hầu hết đều là những cá mập. Ví dụ như top 20% người dùng ở nền tảng Rarible và OpenSea sở hữu lần lượt 320 triệu đô và 210 triệu đô ở trong ví của mình

Xem thêm : Những điều bạn nên biết về cá voi trong thị trường tiền điện tử

Ngoài ra, nhu cầu đối với NFT đang tăng dần với đạt 2.5 tỷ đô giao dịch ở nửa đầu năm 2021 so với 13.7 triệu đô với cùng kỳ năm 2020, theo số liệu thống kê mới nhất.

NFT đang là trend mới nhất ở thị trường crypto. Trend bắt đầu với ICO sau đó tới DeFi, rồi trải qua giai đoạn downtrend, rồi DeFi bắt đầu quay trở lại vào mùa hè, tới trend farming.

Tuy nhiên, để NFT thực sự đột phá và trở thành xu hướng luôn thu hút được sự quan tâm của cộng đồng, có một số rào cản cần phải vượt qua, và chúng ta cần tìm cách để vượt qua những rào cản đó.

Những khó khăn khi tham gia thị trường NFT

NFT có nguồn gốc từ năm 2013 với Colored Coins là đầu token NFT đầu tiên, sau đó lần lượt CryptoPunks và CryptoKitties – những nền tảng mua bán NFT được ra mắt năm 2017 và NFT có dấu hiệu hạ nhiệt vào các năm 2018, 2019.

Tới năm 2020, NFT bắt đầu phổ biến trở lại, và nổi bật là những sản phẩm NFT trên NBA Top Shot đã thu hút sự quan tâm của truyền thông và những người nổi tiếng. Sau đó, nhiều người quan tâm cũng muốn tham gia thị trường NFT này. Khi đó, họ phải học cách thao tác mua bán tiền điện tử – điều còn khá lạ lẫm và gây ra khó khăn với nhiều người.

Đó chỉ là một lý do. Ngoài ra, một khi người dùng download ví hay tạo tài khoản trên sàn, họ sẽ gặp phải những vấn đề khác như nghẽn mạng và phí gas cao. Những điều này càng làm khó khăn khi tham gia thị trường NFT.

Làm thế nào để NFT dễ dàng tiếp cận hơn

Nhiều giải pháp được tạo ra để giải quyết những vấn đề trên và tăng trải nghiệm người dùng. Chẳng hạn như giảm phí gas xuống và tạo ra giao diện đơn giản thân thiện với người dùng, hay là chỉ cần một click chuột đơn giản để có thể đăng nhập vào các ứng dụng như MetaMask – một ví điện từ mềm, sẽ giúp người dùng dễ thao tác hơn với NFT. Nền tảng như OpenSea hay Rarible cũng đang triển khai những cái đó.

Nghệ sĩ, nhà sáng tạo cũng có thể được hưởng lợi bằng cách tham gia vào những nền tảng NFT như Foundation, MakersPlace, NiftyGateway và SuperRare.

Hơn nữa, việc ra đời những NFT liên mạng (crosschain) có thể luân chuyển trên những chuỗi khác nhau sẽ đem lại lợi ích cho cả nghệ sĩ và người dùng. Một giao diện lập trình người dùng (API) đa mạng cho phép những nhà phát triển thu thập được dữ liệu từ nhiều chuỗi khác nhau, sẽ giúp những dự án có thể liên mạng. 

Những ai đang tham gia và ở trong thị trường crypto rồi sẽ hiểu thị trường và những dự án trong đó. Tuy nhiên những nhà đầu tư hiện tại tham gia thị trường chỉ bởi sự hưng phấn đối với NFT mà chưa thực sự hiểu rõ thị trường tiền điện tử. Vì vậy, NFT vẫn chưa phải một xu hướng bền vững.

Liệu NFT có thể thu hút nhiều nhà đầu tư mới để giúp thị trường này lên tầm cao mới thay vì chỉ toàn cá mập hiện diện như hiện tại hay không? 

Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 4 năm 2024

Trusted

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.

fa6e5988431fe7266cbb7a8d5fffd155.png
Ganesh Swami , CEO and Co-Founder of Covalent
Ganesh Swami is the CEO and Co-Founder of Covalent, the leading blockchain data provider. Ganesh is a serial entrepreneur, adventurer, and speaker with over a decade of experience with database technology and bringing new products to market. His current focus with Covalent is to solve the big problems inhibiting blockchain’s mainstream adoption. He started his career in building protein simulation algorithms to solve cancer.
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ