Theo báo cáo quý 3/2021, thị trường NFT OpenSea không hoạt động sôi nổi như trước. 73% tài sản mã hóa NFT không được giao dịch. Hãy cùng Beincrypto phân tích liệu rằng cơn sốt NFT đã tàn lụi hay người bán định giá không đúng.
¾ tài sản NFT vẫn nằm trên kệ Opensea
Theo nguồn tin từ Bloomberg chia sẻ số liệu được thống kê trong 90 ngày qua của OpenSea. Đáng chú ý, 73.1% tài sản NFT không tạo ra doanh số bán hàng cũng như lợi nhuận cho người bán. Mặc khác, trong 26.9% sản phẩm được giao dịch cũng chỉ có 7.6% được phản hồi tích cực. Đáng nói hơn, chỉ có 3% sản phẩm nhưng mang lại 97% lợi nhuận trong ba tháng.
Về số lượng, OpenSea đã niêm yết khoảng 1.9 triệu tác phẩm NFT trong 3 tháng qua. Đối với những tác phẩm nổi bật trước như CryptoPunks và ZED RUN vẫn có khối lượng giao dịch ổn. Thì các tác phẩm khác khá “ế ẩm” khi không được marketing hoặc tạo sức hút từ công đồng. Ngay cả khi giá của phân khúc tài sản này thấp hơn nhiều, chúng vẫn bị ‘ngó lơ’.
Khi quan sát thống kê từ nonfungible, các sản phẩm được giao dịch nhiều trong tuần đến từ: CryptoPunks và Art Blocks. Số lượng bán hàng trong tháng 9 thấp hơn khoảng 4 lần so với tháng 8. Bên cạnh đó, một vài chỉ số khác cũng có dấu hiệu giảm nhiệt hơn.
Xem thêm: OpenSea là gì? Cách tự bán NFT của riêng bạn trên OpenSea
Phải chăng cơn sốt NFT đang dần lụi tàn!
Trong tuần trước, thông tin nhân viên OpenSea trục lợi cá nhân từ thông tin nội bộ dậy sóng dư luận. Không lâu sau đó, nhân viên này đã từ chức nhưng hậu quả từ sự kiện này cũng không nhỏ. Điển hình như doanh số bán hàng trong tháng của OpenSea thấp hơn nhiều so với tháng trước.
Ngoài ra, thị trường tiền điện tử liên tục sụt giảm cũng ảnh hưởng đến thị trường NFT. Chỉ trong vòng một tuần, vốn hóa thị trường giảm khoảng 400 tỷ USD.
Do đó, thị trường NFT không phải là lĩnh vực duy nhất đang có dấu hiệu kém nhiệt. Một vài dự án game NFT hoặc tác phẩm NFT vẫn được chú ý và săn đón. Tuy nhiên, giá trị nghệ thuật của NFT Art được đánh giá trên nhiều yếu tố. Dĩ nhiên, giá trị nghệ thuật thuần túy của tác phẩm chỉ là một yếu tố nhỏ để định giá tài sản.
Liệu tài sản NFT OpenSea có là kênh đầu tư tiềm năng
Trước tiên, đặc điểm của tài sản NFT là độc quyền và không thể thay thế. Như những bài viết trước của Beincrypto, công nghệ NFT đã và đang ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Trong đó, thị trường NFT nói chung và OpenSea thường tập trung vào lĩnh vực giải trí và nghệ thuật.
Để một sản phẩm mã hóa NFT được định giá cao, dĩ nhiên tác phẩm cần mang lại nhiều giá trị. Một trong những giá trị quan trọng là vẻ đẹp hình thức bắt mắt. Giá trị quan trọng tiếp theo sẽ mang tính chuyên môn. Nghĩa là, một sản phẩm được tạo ra bởi một người ‘nghệ sĩ’ chuyên nghiệp có óc nghệ thuật.
Thứ ba, đặc tính của sản phẩm NFT là duy nhất và là “của hiếm”. Nếu như người tạo ra NFT đã đảm bảo được yếu tố nghệ thuật và kỹ thuật chuyên môn. Thì tác phẩm càng có giá khi nó độc nhất vô nhị. Đối với lĩnh vực nghệ thuật, người nghệ sĩ có thể dùng chữ ký điện tử. Đối với lĩnh vực game, nhân vật NFT có thể cài đặt tính năng đặc biệt hiếm có.
Xem thêm: Cách NFT xây dựng nền móng cho Metaverse: Bạn có đang tham gia vào không?
Không những thế, một sản phẩm NFT còn cần hội tụ nhiều yếu tố khác để trở nên đắt giá. Một trong những yếu tố đó là giá trị thương mại cũng như khả năng gia tăng giá trị dài hạn.
Ví dụ: Để tham gia game Play to Earn, game thủ cần đầu tư cho nhân vật hoặc vật phẩm NFT. Sau một thời gian, game thủ phát sinh lợi nhuận từ sản phẩm NFT và muốn nâng cấp vật phẩm. Đây là cách mà các dự án game NFT tạo ra nhu cầu từ thị trường.
Kế đến, yếu tố quảng cáo và nhận dạng thương hiệu cũng quan trọng đối với các nền tảng NFT. Thông thường, các dự án sẽ dành phần lớn nguồn lực và nguồn vốn cho chiến lược marketing. Mục đích của việc này là giúp nhiều người biết đến sản phẩm và là một phần trong cộng đồng của dự án. Do đó, sản phẩm sẽ có giá trị gia tăng khi nhu cầu sở hữu gia tăng.
Cuối cùng, yếu tố cũng khá đặc biệt theo quan điểm của BeinCrypto đó là: tâm lý Fomo. Đối với thị trường game NFT, giá trị vật phẩm càng tăng khi càng nhiều người tin rằng sản phẩm sinh lời. Ngay cả khi sản phẩm có nhiều loại phí phát sinh (như phí gas) nhưng nhiều người vẫn tranh giành để có được.
Kết luận
Theo quan điểm của Beincrypto, thị trường NFT vẫn sẽ phát triển nếu tập trung vào giá trị nghệ thuật lẫn thương mại. Dĩ nhiên, tài sản NFT có mức giá cao hơn tài sản truyền thống khi chúng bao hàm nhiều giá trị gia tăng. Vì vậy, đừng để tiền rơi bởi vì bạn tạo NFT từ thứ bạn có. Mặc khác, hãy tạo ra sản phẩm mà người mua đang cần.
Xem thêm: NFT và thuế – Nhà sáng tạo và nhà đầu tư cần lưu ý
Bạn nghĩ sao về bài viết trên, hãy chia sẻ quan điểm trong nhóm chat Telegram của beincrypto.
Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.