Trusted

Ngân hàng truyền thống hỗn loạn, thị trường tiền điện tử chịu nhiều tổn thất

6 mins
Cập nhật bởi Bùi Linh
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

Tóm lại

  • Sau chưa đầy một tuần hỗn loạn và thị trường tiền điện tử lao dốc, giá đã hồi sinh vào thứ 2.
  • Cuộc khủng hoảng liên quan đến ba ngân hàng công nghệ có liên kết với tiền điện tử: Silvergate, Silicon Valley Bank và Signature.
  • Kể từ thứ Hai, cảm giác bình tĩnh đã được phục hồi. Tuy nhiên, phần lớn ngành công nghiệp tiền điện tử có nguy cơ trở nên thiếu hụt sự hỗ trợ của ngân hàng.
  • promo

Một tuần đáng nhớ nhất đối với lĩnh vực công nghệ và ngân hàng có lẽ đã kết thúc với việc thị trường tiền điện tử tăng điểm vào thứ 2. Ngành công nghiệp này đang phải chịu những hệ luỵ từ hành động nghiêm khắc của cơ quan quản lý.

Sau khi thị trường trải qua đà tăng trưởng đáng kể từ đầu năm, những tin tức tiêu cực gần đây khiến tháng 3 trở thành nổi ám ảnh. Chỉ một vài ngày trước, toàn ngành bị bao trùm bởi tâm lý hoảng loạn. Nguyên nhân là do tin tức về Silvergate, sau đó là Silicon Valley Bank và gần nhất là Signature Bank đang gặp khủng hoảng. 

Tại thời điểm BeInCrypto viết bài, giá Bitcoin đã tăng 10% chỉ trong ngày thứ 2, lên hơn 24,200 USD trong khoảng thời gian 24 giờ. Ngoài ra, ETHADA cũng chứng kiến ​​mức tăng trong ngày.

Hiện tại đã tránh được sự lây nhiễm

Vào Chủ nhật, Chính phủ Mỹ đã công bố một gói hỗ trợ hạn chế và cho biết trong một tuyên bố rằng: “Những người gửi tiền sẽ có quyền truy cập vào tất cả số tiền của họ bắt đầu từ thứ 2, ngày 13/3. Người nộp thuế sẽ không phải chịu bất kỳ tổn thất nào liên quan đến sự việc của Silicon Valley Bank”. Vào thứ 2, Biden cho biết, “Các nhà đầu tư vào ngân hàng sẽ không được bảo vệ. Họ cố tình chấp nhận rủi ro và khi rủi ro không được đền đáp, các nhà đầu tư đã mất tiền. Đó là cách chủ nghĩa tư bản hoạt động.” Tâm lý chung trong toàn ngành đã tích cực hơn kể từ khi thông báo. Các bình luận từ Chính phủ Mỹ đã có tác dụng xoa dịu nhà đầu tư.

François Cluzeau, Trưởng bộ phận giao dịch và đồng sáng lập của Flowdesk, một nhà tạo lập thị trường và công nghệ có trụ sở tại Paris và là nhà giao dịch thuật toán, cho biết: “Các hành động của chính quyền Mỹ vào cuối tuần này dường như được thị trường đón nhận nồng nhiệt vì chúng ta đang chứng kiến ​​​​một động lực mạnh mẽ của tiền điện tử như hiện nay. Hiện tại, chúng ta dường như tránh được sự lây lan từ các vụ sụp đổ ngành ngân hàng – có vẻ như các biện pháp phù hợp đã được thực hiện vào đúng thời điểm.

Trong những tuần qua, thanh khoản đã bị ảnh hưởng, sự không chắc chắn đã gây ra sự sụt giảm đáng kể. Thị trường tiền điện tử đã thực sự được hưởng lợi từ điều này. Trong môi trường thanh khoản thấp, dao động giá có thể lớn hơn nhiều so với trong thời kỳ thanh khoản cao.”

Cluzeau nói thêm rằng nhiều công ty trong ngành đã quá phụ thuộc vào Silvergate và Signature để dịch chuyển dòng tiền của họ. Sự phụ thuộc này sẽ khiến mọi thứ trở nên khó đoán hơn. Vì vậy, trong vài ngày tới, chúng ta có thể thấy sự khác biệt lớn hơn về giá giữa các sàn giao dịch khác nhau.

“Về phía USDC, sáng nay tin tức có vẻ tích cực. Hiện tại, nó (USDC) đang giao dịch khá gần với USD.” Trước đó, vốn hóa USDC đã bị sụt giảm trong những ngày gần đây khi 3.3 tỷ USD dự trữ của stablecoin vẫn bị khóa trong Silicon Valley Bank.

Tuần trước chứng kiến ​​dòng tiền chảy ra kỷ lục từ các sàn giao dịch

Sự hỗn loạn gây ra bởi sự sụp đổ của các ngân hàng công nghệ đã khiến các nhà giao dịch tiền điện tử hoảng sợ vào tuần trước. Theo báo cáo mới nhất của CoinShares được công bố vào thứ 2, các nhà đầu tư đã rút số tiền kỷ lục 255 triệu USD từ các quỹ giao dịch tiền điện tử. Điều này đánh dấu dòng tiền ra hàng tuần lớn nhất mà công ty từng ghi nhận. 

Dòng tài sản tiền điện tử hàng tuần (triệu USD). Nguồn: CoinShares
Dòng tài sản tiền điện tử hàng tuần (triệu USD). Nguồn: CoinShares

Sự sụt giảm tài sản thuộc quyền quản lý (AUM) tương đương mức giảm 10% chỉ trong một tuần, nâng tổng số AUM lên 26 tỷ USD. CoinShares theo dõi dòng tiền vào và ra khỏi các sản phẩm khác nhau liên quan đến tiền điện tử. Các quỹ Bitcoin bị ảnh hưởng nặng nề nhất, chiếm 244 triệu USD trong số tiền còn lại của các quỹ tiền điện tử.

Các quỹ khác, chẳng hạn như Ethereum và các Altcoin như Litecoin và Tron, cũng bị rút vốn nhưng ở mức độ thấp hơn. Ngược lại, SolanaXRP, Polygon và các quỹ đa tài sản có dòng tiền vào hàng tuần chỉ là 3 triệu USD. 

Người đứng đầu bộ phận nghiên cứu của CoinShares, James Butterfill, lưu ý rằng mặc dù tổng số tiền chảy ra hàng tuần phá kỷ lục, nhưng đó không phải là tỷ lệ phần trăm cao nhất. Vào tháng 5/2019, dòng tiền 51 triệu USD hàng tuần chiếm khoảng 2% tổng số tài sản được đầu tư vào các quỹ tiền điện tử vào thời điểm đó. 

Niềm tin vào thị trường tiền điện tử vẫn mạnh mẽ

Bất chấp những người giao dịch sợ hãi và thái độ trở nên tồi tệ khi hướng về các nguồn tin từ Capitol Hill, một cuộc khảo sát gần đây do Paxos công bố chỉ ra rằng niềm tin cơ bản vào ngành vẫn rất mạnh mẽ. Theo khảo sát, 75% người tiêu dùng vẫn tin tưởng vào tiền điện tử. Cuộc khảo sát cũng cho thấy 72% số người được hỏi không lo lắng về sự biến động của thị trường vào năm 2022. Ngoài ra, 89% người tiêu dùng vẫn tin tưởng các bên trung gian như sàn giao dịch tiền điện tử, ứng dụng thanh toán di động và ngân hàng để nắm giữ tiền điện tử của họ.

Cuộc khảo sát được thực hiện trước khi thị trường gặp nhiều tin tức xấu gần đây. Nhưng những phát hiện chỉ ra rằng nhận thức của công chúng về ngành công nghiệp tiền điện tử linh hoạt hơn mong đợi. Mặc dù cú sốc thị trường gần đây đã ảnh hưởng đến lĩnh vực ngân hàng, nhưng tác động đối với tiền điện tử không phải là trọng tâm chính đối với hầu hết mọi người. Khía cạnh tiền điện tử là một yếu tố phụ. 

Trái ngược với mức độ phủ sóng toàn cầu về sự sụp đổ của FTX vào tháng 11 năm ngoái, các diễn biến hiện tại dự kiến ​​sẽ không tạo ra mức độ chú ý tương tự. Tuy nhiên, hệ lụy của Silvergate cùng với FTX cho thấy rằng cái bóng do vụ nổ của sàn giao dịch FTX tạo ra là rất lâu.

Ngành ngân hàng sẽ e ngại với khách hàng tiền điện tử trong thời gian này

Ngành ngân hàng sẽ e ngại với khách hàng tiền điện tử trong thời gian này
Ảnh minh họa

Trong bối cảnh thị trường tiền điện tử vẫn đang chịu ảnh hưởng từ những hành động nghiêm khắc của cơ quan quản lý thì dường như vấn đề còn lâu mới kết thúc. 3 ngân hàng bị ảnh hưởng trong cuộc khủng hoảng – đặc biệt là Silvergate và Signature – đóng một vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp tiền điện tử của Mỹ. Bởi vì, họ cung cấp các hệ thống thanh toán quan trọng mà các công ty tài sản kỹ thuật số sử dụng rộng rãi. 

Tuy nhiên, các hệ thống này có thể khó tái tạo ngay bây giờ vì các cơ quan liên bang khuyên các ngân hàng không nên làm việc với các khách hàng là các công ty tiền điện tử. Điều này có nghĩa là các công ty tiền điện tử sẽ phải tìm các ngân hàng mới để hợp tác, nhưng có rất ít đối tác sẵn sàng. Nó phản ánh tình hình tương tự với các công ty kiểm toán khi mà nhiều công ty hiện từ chối làm việc với các công ty trong lĩnh vực này.

Bạn nghĩ sao về thông tin trên? Chia sẻ với chúng tôi quan điểm của bạn trong nhóm Telegram của BeInCrypto nhé.

🎄Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 12 năm 2024
🎄Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 12 năm 2024
🎄Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 12 năm 2024

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.

ava-subin.png
Subin Van
Subin Van đã có 10 năm làm công việc viết lách. Trong hơn 5 năm gần đây, Subin Van tích lũy kinh nghiệm về đầu tư tiền điện tử. Cô cũng là cố vấn truyền thông cho các công ty khởi nghiệp Blockchain. Những bài viết của cô chuyên về cập nhật tin tức, phân tích kỹ thuật, tổng hợp thông tin nền tảng cho nhà đầu tư mới. Nhờ vào chuyên môn báo chí, Subin Van đã xuất bản các bài viết chất lượng, bổ ích cho các độc giả.
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ