Trusted

Đây có phải lúc giảm tín nhiệm đối với vai trò của FED?

7 mins
Cập nhật bởi Bùi Linh
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

Tóm lại

  • Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã có một quá khứ đầy sóng gió với sự bất ổn kinh tế và hiệu quả của các công cụ chính sách, chẳng hạn như nới lỏng định lượng.
  • Tại đây, chúng ta khám phá cuộc tranh luận về tính độc lập, minh bạch và trách nhiệm giải trình của FED, cũng như các lựa chọn thay thế tiềm năng như tiêu chuẩn vàng và tiền điện tử.
  • Tìm hiểu từ các so sánh quốc tế và xem xét các cải cách khả thi để nâng cao hiệu suất và độ tin cậy của FED trong một thế giới đang thay đổi nhanh chóng.
  • promo

Khi thế giới vật lộn với những thách thức kinh tế đang diễn ra, vai trò và hiệu quả của Cục Dự trữ Liên bang đã được xem xét kỹ lưỡng. Bài viết này đề cập về quá trình vận hành của ngân hàng trung ương, tác động của ngân hàng đối với nền kinh tế và cuộc tranh luận sôi nổi liên quan đến tương lai ngành. Cục Dự trữ Liên bang đã đến lúc phải thay đổi hay vẫn giữ cách vận hành cũ để phục vụ một mục đích quan trọng?

Được thành lập vào năm 1913, Cục Dự trữ Liên bang (FED) được thiết kế như một cơ quan ngân hàng trung ương để ổn định nền kinh tế Mỹ và ngăn chặn các cuộc khủng hoảng tài chính. Hiểu cách khác, FED được hình thành để đối phó với một loạt khủng hoảng ngân hàng và mục tiêu chính là đảm bảo ổn định tiền tệ và đóng vai trò là người cuối cùng giải cứu các ngân hàng khi bị khủng hoảng.

Sau một thế kỷ vận hành, FED phải đối mặt với làn sóng hoài nghi, giảm tin tưởng từ người dân cũng như các tổ chức tài chính. Trong bối cảnh bất ổn kinh tế lan rộng, có phải sự tầm ảnh hưởng và vai trò của Cục Dự trữ Liên bang đã suy yếu?

Bất ổn kinh tế và tác động của Cục Dự trữ Liên bang

Nền kinh tế Mỹ gần đây đã phải đối mặt với sự biến động chưa từng có, điển hình như cuộc đại suy thoái và đại dịch Covid-19 là những ví dụ đáng chú ý. Các nhà phê bình chỉ trích FED, khẳng định rằng các chính sách lãi suất thấp và nới lỏng tiền tệ, đã gây ra bất ổn kinh tế và làm trầm trọng hóa khoảng cách giàu nghèo. Ngược lại, những người ủng hộ cho rằng ngân hàng trung ương vẫn có vai trò quan trọng trong việc lèo lái quốc gia vượt qua những đợt sóng tài chính, bởi vì vai trò của cơ quan này là quản lý lạm phát và thúc đẩy việc làm.

Nới lỏng định lượng: May mắn hay nguy hiểm?

Khi khủng hoảng xuất hiện, Cục Dự trữ Liên bang thường triển khai nới lỏng định lượng (QE – Quantitative Easing). Chiến lược độc đáo này đòi hỏi phải mua trái phiếu để bơm tiền vào nền kinh tế. Theo thiết kế, QE làm giảm lãi suất và khuyến khích cho vay, kích thích tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, các nhà phê bình cho rằng chiến lược này đã tạo ra bong bóng tài chính và gia tăng bất bình đẳng thu nhập. Bởi vì, những người giàu có hưởng lợi một cách không tương xứng từ giá tài sản tăng.

Hơn nữa, QE đã mở rộng bảng cân đối kế toán của FED, gây lo ngại về hậu quả lâu dài và khả năng lạm phát cao hơn. Các gói cứu trợ gần đây cho ngân hàng SilvergateSilicon Valley Bank đã bổ sung thêm 300 tỷ USD.

Giám đốc điều hành Strike Jack Mallers nói về sự thiếu sót của Cục Dự trữ Liên bang trên CNBC

Cuộc tranh luận về hành động của FED

Quyết định mới của FED là con dao hai lưỡi ảnh hưởng đến mảng chính trị. Một mặt, động thái mới thúc đẩy quá trình ra quyết định công bằng, đảm bảo rằng chính sách tiền tệ được quyết định bởi các yếu tố kinh tế hơn là áp lực chính trị. Mặt khác, hành động mới của FED làm dấy lên lo ngại về trách nhiệm giải trình và sự rõ ràng. Khi các quan chức không được bầu đưa ra các quyết định có tác động sâu sắc đến nền kinh tế Mỹ, một số người tranh luận về một ngân hàng trung ương có trách nhiệm giải trình dân chủ hơn hoặc quốc hội tăng cường giám sát.

Các lựa chọn thay thế cho vai trò của FED

Nếu Cục Dự trữ Liên bang không còn được lòng công dân, thì nền kinh tế Mỹ sẽ cần đến các giải pháp thay thế. Một số đề xuất quay trở lại chế độ bản vị vàng (gold standard), điều này sẽ ràng buộc giá trị của đồng USD với một lượng vàng cố định. Cách tiếp cận này có thể làm giảm nguy cơ lạm phát nhưng lại hạn chế khả năng của chính phủ trong việc ứng phó với những biến động kinh tế. Những người khác ủng hộ các chính sách dựa trên quy tắc tài chính như Quy tắc Taylor để định hướng lãi suất dựa trên các chỉ số kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, việc tuân thủ cứng nhắc các quy tắc như vậy có thể làm giảm tính linh hoạt cần thiết để giải quyết các sự kiện thiên nga đen không lường trước được.

Các hệ thống tiền tệ được hỗ trợ bằng tiền điện tử cũng đã được đề xuất như một giải pháp thay thế cho hệ thống tài chính kế thừa. Những người ủng hộ lập luận rằng các loại tiền tệ phi tập trung như Bitcoin mang lại tính minh bạch cao hơn và giảm khả năng bị thao túng. Tuy nhiên, các nhà phê bình chỉ ra sự biến động giá theo khía cạnh cực đoan và những lo ngại về những rủi ro pháp lý của tiền điện tử là những nhược điểm đáng kể.

Cục Dự trữ Liên bang, Washington DC
Cục Dự trữ Liên bang, Washington DC

Bài học từ nền kinh tế toàn cầu

So sánh bối cảnh của Mỹ với quốc tế cung cấp những hiểu biết có giá trị. Các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới đã phải đối mặt với những lời chỉ trích tương tự, từ Ngân hàng Trung ương châu Âu đến Ngân hàng Nhật Bản.

Ở châu Âu, lãi suất âm và các biện pháp nới lỏng định lượng của ECB đã gây tranh cãi, trong khi việc nới lỏng tiền tệ mạnh mẽ của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã làm dấy lên lo ngại về tính bền vững trong dài hạn. Nhưng nếu, các cơ quan quản lý xem xét những thành công và thất bại của họ có thể đưa ra hướng dẫn về việc FED nên được cải tổ hay thay thế.

Con đường phía trước của Cục Dự trữ Liên bang

Số phận Bitcoin sẽ ra sao trước động thái tiếp theo của Fed
Ảnh minh họa

Cuộc tranh luận xung quanh Cục Dự trữ Liên bang rất phức tạp và nhiều mặt. Việc loại bỏ thể chế này sẽ kéo theo nhiều hệ lụy đáng kể đối với Mỹ nói riêng và nền kinh tế toàn cầu nói chung, có khả năng dẫn đến sự bất ổn tài chính trên diện rộng.

Các cuộc cải cách có thể đưa ra một cách tiếp cận thực tế hơn, nhưng việc tìm kiếm sự đồng thuận về những thay đổi hiệu quả nhất vẫn là một nhiệm vụ khó khăn. Tăng cường tính minh bạch, tăng trách nhiệm giải trình dân chủ và áp dụng các công cụ chính sách có hiệu quả hơn có thể là các bước để cải thiện hiệu suất và uy tín của FED.

Cải cách củng cố chiến lược truyền thông và bình ổn giá cả

Một cải cách tiềm năng liên quan đến việc thực hiện các chiến lược truyền thông rõ ràng để tăng cường tính minh bạch và quản lý các kỳ vọng của thị trường. Fed đã thực hiện các bước theo hướng này, chẳng hạn như áp dụng hướng dẫn chuyển tiếp và tổ chức họp báo sau các cuộc họp chính sách. Tuy nhiên, cơ quan này cần nhiều nỗ lực hơn nữa để làm rõ các mục tiêu chính sách và quy trình ra quyết định có thể củng cố lòng tin của công chúng.

Một con đường cải cách khác có thể là xem xét lại nhiệm vụ kép của Cục Dự trữ Liên bang về việc làm tối đa và ổn định giá cả. Đánh giá lại các mục tiêu này và có khả năng kết hợp các mục tiêu mới, chẳng hạn như ổn định tài chính hoặc tập trung vào việc giảm bất bình đẳng thu nhập, có thể phù hợp hơn với sứ mệnh của FED với các thách thức kinh tế đương đại.

Sự đổi mới

FED nhắm vào mạng lưới hoán đổi quốc tế để tăng thanh khoản cho đồng đô la. Nguồn ảnh: BeInCrypto
Ảnh minh họa

Hơn thế, khám phá các công cụ chính sách sáng tạo có thể mang lại hiệu quả. Các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới đã thử nghiệm các biện pháp độc đáo, chẳng hạn như lãi suất âm và kiểm soát đường cong lợi suất (Yield Curve Control). Mặc dù những cách tiếp cận này không phải là không gây tranh cãi, nhưng chúng thể hiện sự sẵn sàng đổi mới để theo đuổi sự ổn định kinh tế. FED có thể hưởng lợi từ việc điều tra và áp dụng các chiến lược mới phục vụ tốt nhất cho nhu cầu của nền kinh tế Mỹ.

Kết lại, việc xác định xem đã đến lúc giảm sự tín nhiệm Cục Dự trữ Liên bang hay chưa cần phải phân tích kỹ lưỡng, thảo luận cởi mở và khám phá trung lập các phương pháp đổi mới. Tương lai của nền kinh tế Mỹ (và toàn cầu) phụ thuộc vào việc đạt được sự cân bằng mong manh giữa sự ổn định và khả năng thích ứng. 

Trong một thế giới ngày càng kết nối với nhau và liên tục đổi mới, vai trò của Cục Dự trữ Liên bang phải phát triển để duy trì sự phù hợp, hiệu quả và có trách nhiệm giải trình. Thách thức nằm ở việc xác định con đường thận trọng nhất phía trước. Hậu quả của việc không hành động hoặc quyết định thiếu sáng suốt có thể ảnh hưởng đến các thế hệ mai sau.

Bạn nghĩ sao về thông tin trên? Chia sẻ với chúng tôi quan điểm của bạn trong nhóm Telegram của BeInCrypto nhé.

Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 11 năm 2024
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 11 năm 2024
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 11 năm 2024

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.

ava-subin.png
Subin Van
Subin Van đã có 10 năm làm công việc viết lách. Trong hơn 5 năm gần đây, Subin Van tích lũy kinh nghiệm về đầu tư tiền điện tử. Cô cũng là cố vấn truyền thông cho các công ty khởi nghiệp Blockchain. Những bài viết của cô chuyên về cập nhật tin tức, phân tích kỹ thuật, tổng hợp thông tin nền tảng cho nhà đầu tư mới. Nhờ vào chuyên môn báo chí, Subin Van đã xuất bản các bài viết chất lượng, bổ ích cho các độc giả.
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ