Xem thêm

Tính trung lập và vai trò của FED đối với tiền điện tử

8 mins
Bởi Jay Speakman
Đã dịch Subin Van
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

Tóm lại

  • Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang Christopher Waller khuyên không nên đầu tư tiền điện tử và cảnh báo về những rủi ro liên quan.
  • Cục Dự trữ Liên bang tập trung vào các điều kiện kinh tế và tài chính rộng lớn hơn và theo truyền thống không đưa ra quan điểm về các khoản đầu tư cụ thể.
  • Lợi ích của tiền điện tử bao gồm phân cấp, tốc độ giao dịch và tài chính toàn diện.
  • promo

FED quan tâm đến các vấn đề toàn ngành, thiết lập một hệ thống tiền tệ, ngân hàng ổn định và linh hoạt hơn bao gồm cả tiền điện tử.

  • [Góc khảo sát] Tham gia khảo sát trải nghiệm bạn đọc trên trang BeInCrypto và nhận được những phần quà hấp dẫn tại đây.

FED quan tâm đến các vấn đề toàn ngành

Trong một hội nghị tại Global Interdependence Center (GIC), Thống đốc FED Christopher Waller đã nhấn mạnh những rủi ro khi đầu tư vào tiền điện tử. Ông Waller cũng đề cập đến các vấn đề trong toàn ngành như việc nộp đơn phá sản của các công ty tiền điện tử và sự sụp đổ của các sàn giao dịch tiền điện tử như FTX. Ông nhấn mạnh sự cần thiết của các cơ quan chức năng để giải quyết gian lận và lừa đảo phát sinh từ các ngân hàng và tổ chức tài chính tham gia vào các hoạt động tiền điện tử. Bởi vì, vai trò của các cơ quan chức năng nhằm đảm bảo các tổ chức tuân thủ tất cả các yêu cầu về KYC và chống rửa tiền. 

Mặc dù, Waller đã không đề cập đến việc sụp đổ của FTX có liên quan nhiều đến gian lận ngân hàng nhưng ông ấy cho rằng các ngân hàng cung cấp dịch vụ tiền điện tử cho khách hàng sẽ phải rất rõ ràng về mô hình kinh doanh, hệ thống quản lý rủi ro và cơ cấu quản trị doanh nghiệp của khách hàng. Đồng thời, hệ sinh thái tiền điện tử và hệ thống ngân hàng có sự kết nối hạn chế, dẫn đến thiếu sự liên kết.

Ngành công nghiệp tiền điện tử đang vươn ra sân chơi quốc tế nhưng tầm ảnh hưởng từ FED cũng không nhỏ. Trong hai phần dưới đây, BeInCrypto sẽ tóm tắt một vài ý cơ bản để phù hợp với bạn đọc mới. Từ đó, độc giả có thể hiểu hơn về những luận điểm của BeInCrypto trong phần sau của bài viết này.

Đôi nét về FED

Cục Dự trữ Liên bang, còn được gọi là “FED” là hệ thống ngân hàng trung ương của Mỹ. FED được thành lập vào năm 1913 với việc thông qua Đạo luật Dự trữ Liên bang. FED được thành lập để giải quyết các cuộc khủng hoảng tài chính và thiết lập một hệ thống tiền tệ, ngân hàng ổn định và linh hoạt hơn.

Trong những năm qua, FED đã đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình nền kinh tế Mỹ bằng cách quản lý chính sách tiền tệ thông qua việc điều chỉnh lãi suất và nguồn cung tiền. FED cũng chịu trách nhiệm giám sát và điều chỉnh các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác để đảm bảo sự ổn định và ngăn ngừa rủi ro hệ thống.

Sự trỗi dậy của tiền điện tử

Tiền điện tử là một loại tiền kỹ thuật số hoặc tiền ảo sử dụng mật mã để bảo mật. Tiền điện tử phi tập trung đầu tiên, Bitcoin, được tạo ra vào năm 2009 bởi một người hoặc một nhóm không xác định sử dụng bút danh Satoshi Nakamoto. Kể từ đó, hàng ngàn loại tiền điện tử, còn gọi là Altcoin, đã được tạo ra, mỗi loại có các tính năng và cách sử dụng riêng. Một số Altcoin có tính ứng dụng tốt nhưng số lượng không nhiều.

Tuy nhiên, sự phổ biến của tiền điện tử đã tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây do tiềm năng cung cấp phương tiện thanh toán và đầu tư phi tập trung, an toàn và tốc độ giao dịch nhanh. 

Lợi ích của tiền điện tử

Bất chấp câu chuyện cảnh báo từ Waller, tiền điện tử có rất nhiều lợi ích tiềm năng. Một trong những lợi thế chính là phân cấp, có nghĩa là không có cơ quan trung ương nào kiểm soát tiền tệ hoặc giao dịch. Điều này có thể cung cấp bảo mật và quyền riêng tư cao hơn so với các hệ thống tài chính truyền thống.

Một lợi thế khác là tốc độ giao dịch. Các giao dịch tiền điện tử được xử lý chỉ trong vài phút hoặc vài giây, trong khi chuyển khoản ngân hàng truyền thống mất vài ngày. Điều này có thể đặc biệt hữu ích cho các giao dịch quốc tế, trong đó việc chuyển tiền xuyên biên giới có thể mất nhiều thời gian hơn.

Tiền điện tử cũng có tiềm năng cung cấp dịch vụ tài chính toàn diện hơn, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, nơi mà khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính truyền thống bị hạn chế. Với một chiếc điện thoại di động được kết nối Internet, bất kỳ ai cũng có thể tham gia vào nền kinh tế tiền điện tử, bất kể vị trí hoặc lịch sử tài chính của họ.

Bảo mật, gian lận và Scam

Bảo mật, gian lận và Scam trong không gian crypto
Ảnh minh họa

Mặc dù có nhiều lợi ích tiềm năng khi sử dụng tiền điện tử nhưng cũng có những rủi ro đáng kể. Một trong những rủi ro chính là sự biến động của giá cả, có thể chịu những biến động lớn và xuất hiện bất ngờ. Điều này có thể khiến các nhà đầu tư khó đưa ra quyết định sáng suốt và có thể dẫn đến thua lỗ đáng kể.

Một rủi ro khác là bảo mật. Bất kỳ người dùng tham gia ngành đều tìm hiểu và sở hữu ví kỹ thuật số lưu trữ tiền điện tử. Nếu những chiếc ví đó bị hack hoặc khóa cá nhân bị mất, số tiền đó có thể trở nên không thể lấy lại được. Đây là một mối quan tâm lớn đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là do thiếu sự bảo vệ người tiêu dùng trong ngành công nghiệp tiền điện tử.

Cuối cùng, rủi ro đáng quan tâm là nguy cơ gian lận và lừa đảo (scam). Bản chất phi tập trung và ẩn danh của tiền điện tử có thể khiến nó trở thành mục tiêu hàng đầu của tội phạm và đã có nhiều trường hợp về kế hoạch Ponzi, hack và các hoạt động gian lận khác trong ngành công nghiệp tiền điện tử. 

Và bây giờ chúng ta quay trở lại với hệ thống tài chính kế thừa, tiền tệ fiat.

Mối quan tâm của FED trong việc kiểm soát tiền điện tử

Bất chấp những phản đối về việc giữ cho người tiêu dùng “an toàn” khỏi tiền điện tử, FED và các ngân hàng trung ương khác có quyền lợi trong việc duy trì hệ thống tài chính dựa trên tiền pháp định (fiat) hiện tại. Tiền điện tử hoạt động ngoài vòng quản lý của hệ thống tài chính truyền thống và không phải tuân theo các quy định và kiểm soát giống như tiền tệ fiat.

Các ngân hàng trung ương có quyền tạo ra và kiểm soát nguồn cung tiền, đặt lãi suất và điều chỉnh các tổ chức tài chính. Nếu ngành công nghiệp tiền điện tử được áp dụng rộng rãi, nó có thể phá vỡ khả năng kiểm soát hệ thống tài chính của các ngân hàng trung ương và có khả năng làm giảm quyền lực và ảnh hưởng của họ. Dĩ nhiên, họ sẽ không buông bỏ dễ dàng những điều đó.

#1. Những quan niệm sai lầm về tiền điện tử và các hoạt động bất hợp pháp

Một trong những mối quan tâm chính của các ngân hàng trung ương và cơ quan quản lý là khả năng tiền điện tử có thể tạo điều kiện cho các hoạt động bất hợp pháp như rửa tiền và trốn thuế. Mặc dù bản chất phi tập trung và ẩn danh của tiền điện tử có thể khiến nó trở nên hấp dẫn đối với các hoạt động bất hợp pháp, nhưng điều quan trọng là không thể phủ nhận việc sử dụng tiền tệ fiat cho các mục đích tương tự.

#2. Vai trò của tiền fiat trong các hoạt động bất hợp pháp

Các hoạt động bất hợp pháp, chẳng hạn như buôn bán ma túy, buôn lậu vũ khí và buôn người, sử dụng rộng rãi tiền fiat. Không giống như tiền điện tử, tiền mặt có thể dễ dàng vận chuyển, không thể theo dõi và được chấp nhận rộng rãi, khiến nó trở thành phương tiện trao đổi ưa thích của bọn tội phạm.

Các hoạt động bất hợp pháp đã liên quan đến các tổ chức tài chính truyền thống. Rửa tiền chỉ là một ví dụ về điều này. Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 cho thấy hệ thống tài chính truyền thống dễ bị tham nhũng và trở thành phượng tiện cho các hoạt động phi pháp.

#3. Tiềm năng của tiền điện tử để chống lại các hoạt động bất hợp pháp

Trái ngược với niềm tin phổ biến, tiền điện tử có khả năng chống lại các hoạt động bất hợp pháp – cung cấp phương tiện thanh toán minh bạch và có thể theo dõi. Tính minh bạch trên blockchain làm cho việc che giấu các hoạt động tội phạm trở nên khó khăn do dễ kiểm toán.

Hơn nữa, trao đổi tiền điện tử phải tuân theo các quy định ngày càng nghiêm ngặt và các yêu cầu chống rửa tiền (AML). Điều này làm giảm rủi ro của các hoạt động bất hợp pháp và giúp đảm bảo ngành công nghiệp tiền điện tử hoạt động có trách nhiệm và đạo đức.

Tuy nhiên, hàng loạt các vụ tấn công mạng trong năm 2022 khiến ngành công nghiệp tiền điện tử thất thoát hàng tỷ USD. Do đó, một bộ phận người dùng sẽ nghi ngờ liệu tính minh bạch và dễ truy xuất có trấn áp hành vi của hacker.

Cũng trong năm 2022, công ty phân tích chuỗi khối Chainalysis đã phối hợp cùng cơ quan thực thi pháp luật Mỹ giúp thu hồi 30 triệu USD từ vụ hack Ronin Network. Mặc dù con số trên vẫn khá khiêm tốn với tổng thiệt hại trị giá khoảng 620 triệu USD tại thời điểm bị tấn công. Nhưng, những nỗ lực từ Chainalysis đã mở ra một tia sáng về hành động đối kháng với tội phạm mạng để bảo vệ không gian tiền điện tử an toàn hơn.

Tầm quan trọng của tính trung lập

Trên thực tế, Cục Dự trữ Liên bang đảm nhận nhiều vai trò, bao gồm thực hiện chính sách tiền tệ và điều tiết các ngân hàng để thúc đẩy sự ổn định. Do đó, FED có thể tác động đến giá tài sản. Nhưng vai trò của FED không phải là bình luận về khả năng tài sản cá nhân giảm xuống bằng không. Nhận xét của Waller là một ví dụ rõ ràng về điều này.

Các diễn giải có thể xem các bình luận của Cục Dự trữ Liên bang về một khoản đầu tư cụ thể như là một lập trường. Những phát ngôn từ FED có khả năng dẫn đến những hậu quả không mong muốn và sự mất niềm tin từ thị trường. Do đó, điều quan trọng là Fed phải giữ thái độ trung lập và tập trung vào các điều kiện kinh tế và tài chính rộng lớn hơn. Thay vào đó, FED vẫn đi theo định hướng ban đầu là tập trung vào các điều kiện kinh tế và tài chính rộng lớn hơn. Những người tham gia thị trường đưa ra quyết định đầu tư dựa trên khả năng chấp nhận và đánh giá rủi ro của chính họ.

Bạn nghĩ sao về mối quan hệ giữa FED và tiền điện tử? Chia sẻ ngay ý kiến của bạn trong nhóm cộng đồng của chúng tôi Telegram | Facebook fanpage | Facebook group.

Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 3 năm 2024

Trusted

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.

ava-subin.png
Subin Van
Subin Van đã có 10 năm làm công việc viết lách. Trong hơn 5 năm gần đây, Subin Van tích lũy kinh nghiệm về đầu tư tiền điện tử. Cô cũng là cố vấn truyền thông cho các công ty khởi nghiệp Blockchain. Những bài viết của cô chuyên về cập nhật tin tức, phân tích kỹ thuật, tổng hợp thông tin nền tảng cho nhà đầu tư mới. Nhờ vào chuyên môn báo chí, Subin Van đã xuất bản các bài viết chất lượng, bổ ích cho các độc giả.
Chi tiết