Trusted

Stablecoin thoái vị – Destablecoin lên ngôi

7 mins
Cập nhật bởi Bùi Linh
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

In Brief

  • Khái niệm và sự khác biệt giữa destablecoin và stablecoin thông thường.
  • Destablecoin có phải đối mặt với những rủi ro gì và làm cách nào để các dự án có thể kiểm soát được rủi ro này?

Destablecoin là một mô hình trong đó nó sử dụng các loại tiền điện tử phi tập trung và đã tham gia liquid staking làm tài sản thế chấp.

Destablecoin là gì?

Thông thường, chúng ta đã nghe nhiều đến khái niệm stablecoin trong các bài viết của BeInCrypto. Hôm nay, chúng ta có một khái niệm mới là destablecoin. Vậy destablecoin là gì?  Dễ thấy rằng, destablecoin là một từ ghép của “de” và “stablecoin”. Tiền tố “de” là viết tắt của decentralized (phân quyền/phi tập trung). Như vậy, destablecoin là một loại tài sản mới trong lĩnh vực tiền điện tử. 

Không giống với stablecoin khi được neo theo tỷ lệ 1:1 với các loại tiền fiat truyền thống (độ ổn định cao), destablecoin chỉ sử dụng tài sản tiền điện tử phi tập trung, được đặt cọc thanh khoản (liquid stake) làm tài sản thế chấp. Khái niệm liquid staking là một dịch vụ khá phổ biến mà BeInCrypto đã giới thiệu tới bạn đọc trong bài viết chi tiết về Acala network. Hãy tham khảo để hiểu thêm về nó nhé.

Khác với stablecoin, destablecoin không nhằm mục đích đạt được sự ổn định giá tuyệt đối với các loại tiền tệ dựa trên fiat như USD. Nó cũng không biểu thị sự biến động giá theo cách các tài sản mà chúng ta thường thấy, chẳng hạn như Bitcoin hay Ethereum (giá cả có thể tăng giảm vài chục % trong thời gian ngắn). Nó sẽ cho phép một số biến động với biên độ nhất định về giá bởi lẽ nó quan niệm rằng bản thân các loại tiền fiat cũng có các tỷ giá tham chiếu khác nhau và tỷ lệ chênh lệch lãi suất theo thị trường mở.

Một mô hình destablecoin trên thị trường hiện nay
Một mô hình destablecoin trên thị trường hiện nay

Một vài điểm khác biệt giữa destablecoin và stablecoin

Hiện nay, thị trường có thể gom nhóm thành 4 loại stablecoin chính gồm stablecoin được hỗ trợ bởi fiat (USDT); hỗ trợ bởi tiền điện tử (DAI); hỗ trợ bởi thuật toán (USDD) hay hỗ trợ bởi hàng hóa (PAXG). Ở một khía cạnh nào đó, destablecoin có vài điểm tương đồng với các loại stablecoin hỗ trợ bởi tiền điện tử. Tuy nhiên, nó có một số khác biệt.

  • Destablecoin phi tập trung hoàn toàn. Cụ thể, các stablecoin như DAI tận dụng các tài sản tiền điện tử tập trung như USDC trong khi các loại destablecoin sẽ sử dụng các tài sản phi tập trung như BNB làm thế chấp chẳng hạn. Nói cách khác, hỗ trợ cho destablecoin sẽ 100% là các loại tiền điện tử trên thị trường hiện nay.
  • Hơn nữa, destablecoin nhằm mục đích đạt được sự ổn định trên diện rộng mà không có sự cố định tuyệt đối đối với các loại tiền tệ fiat. Nó không hướng đến việc tạo sự ổn định giá tuyệt đối bằng mọi giá.

Tại sao lại cần đến destablecoin?

Có 2 lý do chính dẫn đến sự ra đời của mô hình destablecoin.

Thứ nhất, hãy cùng BeInCrypto nhớ lại các thức hoạt động của stablecoin thông thường như USDT hay USDC. Để có thể tạo ra 1 USDT, người dùng sẽ cần bỏ ra 1 USD tương ứng. Điều đó có nghĩa là các loại stablecoin như USDT sẽ luôn phải gắn liền với loại tiền fiat truyền thống. Nói cách khác, ít nhiều nó sẽ vẫn bị kiểm soát từ Chính phủ hoặc các tổ chức trung gian. 

Khi nguồn cung phụ thuộc vào một thứ bị kiểm soát, thị trường tiền điện tử sẽ đặt trong trạng thái đáng báo động. Bản chất vốn có của thị trường tiền điện tử là phi tập trung. Do đó, việc sử dụng một loại tiền điện tử được tập trung hóa và chiếm một tỷ trọng lớn trong thị trường dường như đang đi ngược lại với xu thế này.

Với vốn hóa toàn thị trường stablecoin lên đến hơn 152 tỷ USD (trên tổng số 983 tỷ USD toàn thị trường tại thời điểm viết bài), đây đang là một mảnh đất màu mỡ. Tuy nhiên, nó cần phải đa dạng giải pháp để đảm bảo sự ổn định, tránh những rủi ro không đáng có.

Vốn hóa thị trường stablecoin
Vốn hóa thị trường stablecoin

Thứ hai, với sự xuất hiện của mô hình destablecoin sẽ giúp tối ưu hơn hiệu quả sử dụng vốn của tiền điện tử. Nói cách khác, các đồng tiền sau khi tham gia liquid staking sẽ được sử dụng làm tài sản thế chấp để tạo ra destablecoin và dùng nó cho các mục đích khác nhau như giao dịch, mua bán… Điều này làm gia tăng thêm tính thanh khoản cho thị trường, hạn chế “tiền chết”.

Destablecoin có thể được sử dụng trong những trường hợp nào?

Dưới đây là một số trường hợp sử dụng cơ bản mà một destablecoin có thể có:

  • Vay destablecoin: Người dùng có thể thế chấp tài sản tiền điện tử đã qua liquid staking để vay đồng destablecoin này. Sau đó, destablecoin này sẽ có thể được dùng cho các giao dịch khác như một loại stablecoin thông thường.
  • Liquidity mining: Người dùng có thể dùng destablecoin để tham gia vào các quá trình khai thác thanh khoản trên DeFi.
  • Thanh toán: Là phương tiện để chuyển giá trị, mua hàng hóa và dịch vụ.

Rủi ro của destablecoin là gì?

Nếu như rủi ro của stablecoin đến từ sự tập trung hóa thì bản thân destablecoin không phải là không có những rủi ro của riêng nó. Dưới đây là một số rủi ro hiện hữu mà BeInCrypto nhận thấy từ mô hình này. Cụ thể:

Một là tính biến động. Vì được thế chấp bởi các loại tiền điện tử nên đây được xem như là tử huyệt lớn nhất của mô hình này.Bởi lẽ, không giống như tiền fiat, các loại tiền điện tử thường có biến động giá rất lớn (có thể tăng/giảm). Khi một loại tiền tệ được hình thành dựa trên một loại tài sản biến động, để giữ được chôt (peg), nó cần phải có một cơ chế kiểm soát sự biến động của loại tiền điện tử mà nó dựa (back) vào.

Hai là rủi ro liên quan đến dự án. Nếu như một loại stablecoin được back dựa trên một loại tiền điện tử có nguy cơ vỡ nợ cao (ví dụ như LUNA) thì bản thân đồng destablecoin nó cũng sẽ bị sụp đổ. Trường hợp stablecoin UST của Terra là một ví dụ điển hình.

Các biện pháp để kiểm soát rủi ro của destablecoin?

Có thể, mô hình destablecoin cũng sẽ gặp lỗ hổng lớn giống như stablecoin thuật toán (UST, USDD…). Tuy nhiên, với những rủi ro hiện hữu như hiện tại, có một số phương pháp được đưa ra để giúp nó vận hành và hoạt động. Cụ thể:

Thứ nhất, nó có thể sẽ được giới hạn nguồn cung trên tổng vốn hóa thị trường với loại tài sản mà nó dựa vào để tránh lạm phát. Lấy ví dụ, destablecoin HAY được back dựa trên đồng BNB. Hiện nó được giới hạn nguồn cung ở mức ~5% trên vốn hóa của BNB. Điều đó có nghĩa là khi vốn hóa tăng lên, nguồn cung HAY cũng tăng và ngược lại. 

Thứ hai, để giữ ổn định cho đồng destablecoin trong tình huống tiền điện tử mà nó back vào bị biến động giá, nó sẽ cần thiết lập một biên độ nhất định. Điều này được thể hiện bằng việc thế chấp quá mức đối với loại tài sản nó. Ví dụ, khi giá tài sản giảm thì tỷ lệ thế chấp quá mức được thiết lập ban đầu sẽ không còn đảm bảo. Lúc này, người vay sẽ được khuyến khích vay thêm destablecoin làm tăng nguồn cung đồng thời gia tăng thêm tài sản thế chấp, tránh thanh lý. 

Như trong trường hợp của HAY destablecoin, nó được thiết lập tỷ lệ khoản vay trên giá trị tối đa là 66% (hay tỷ lệ thế chấp tài sản đảm bảo là 152%). Lấy ví dụ, người dùng thế chấp 1,000 USD bằng BNB để vay HAY destablecoin. Với tỷ lệ này, sẽ chỉ có 660 USD HAY destablecoin được tạo ra. Nếu giá của tài sản thế chấp giảm, tỷ lệ LTV tăng quá giới hạn nhưng không có thêm bổ sung tài sản thế chấp thì quá trình thanh lý sẽ bắt đầu.

Lời kết

Hiện tại, còn quá sớm để có thể đánh giá được sự thành công của mô hình destablecoin này. Tuy nhiên, sự xuất hiện của nó đã gia tăng thêm mảnh ghép cho thị trường, giúp đa dạng hóa sự lựa chọn cũng như cơ hội cho các nhà đầu tư. 

HAY là một trong những destablecoin được xem như đầu tiên trong phân khúc này. Đây là một dự án được phát triển bởi Helio protocol. Trong các bài viết tiếp theo, BeInCrypto sẽ giới thiệu đến độc giả các giải pháp khác nhau của mô hình này. Hãy tham gia nhóm cộng đồng của chúng tôi để cập nhật những bài viết mới nhất nhé Telegram | Facebook fanpage | Facebook group.

🎄Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 12 năm 2024
🎄Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 12 năm 2024
🎄Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 12 năm 2024

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản một cách thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Người đọc tự trách nhiệm với bất kỳ hành động nào thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi.
Tại Learn, ưu tiên của chúng tôi là cung cấp thông tin chất lượng cao. Chúng tôi dành thời gian để xác định, nghiên cứu và tạo ra nội dung giáo dục hữu ích cho độc giả.
Để duy trì tiêu chuẩn này và tiếp tục tạo ra nội dung tuyệt vời, các đối tác của chúng tôi có thể thưởng cho chúng tôi một khoản hoa hồng cho các vị trí trong bài viết của chúng tôi. Tuy nhiên, những khoản hoa hồng này không ảnh hưởng đến quy trình tạo nội dung không thiên vị, trung thực và hữu ích của chúng tôi.

builink-vietnamese-cryptocurrency-content-writer-and-editor.jpg
Bùi Linh
Linh Bùi (builink) là một nhà sáng tạo nội dung trong lĩnh vực tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng. Với mong muốn chia sẻ các bài viết chuyên về kiến thức về thị trường tiền điện tử, builink đảm nhận công việc biên soạn các bài viết về kinh nghiệm, kiến thức cho người mới cũng như cập nhật các tin tức HOT trên thị trường thông qua những góc nhìn đa chiều hơn. Ngoài ra, builink còn giữ vai trò tổng biên tập tại BeInCrypto Việt Nam. Nhờ vào văn phong báo chí dễ tiếp cận đến độc giả...
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ