Trusted

Ethereum là gì? Những điều cần biết về dự án Ethereum và đồng ETH

15 mins
Cập nhật bởi Bùi Linh
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

Ethereum là một dự án tiền điện tử lớn thứ hai trên thị trường về mặt vốn hóa ở thời điểm hiện tại. ETH là đồng tiền gốc trực thuộc dự án Ethereum.

Tham gia Cộng đồng BeInCrypto trên Telegram để tìm hiểu về các bài phân tích kỹ thuật, thảo luận về tiền điện tử và nhận câu trả lời cho tất cả các câu hỏi của bạn từ các chuyên gia và nhà giao dịch chuyên nghiệp của chúng tôi nhé.

Sau 6 năm đi vào hoạt động, dự án Ethereum đã có nhiều đổi thay với một hệ sinh thái và người dùng rộng lớn. Giá đồng ETH đã tăng 7.944.560% so với thời điểm ngày 20/10/2015. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhìn lại chặng đường trong thời gian qua của dự án này nhé.

Bài viết này sẽ bao gồm một số nội dung chính sau đây:

  • Thứ nhất, tổng quan về dự án Ethereum ở thời điểm hiện tại. Lý do gì khiến đội ngũ phát triển quyết định nâng cấp nó lên Ethereum 2.0?
  • Thứ hai, những thông tin cơ bản về đồng coin ETH của dự án này. Từ khi ra mắt đến nay, biên độ lợi nhuận khi đầu tư vào nó như thế nào? Đối với một người bây giờ mới tìm hiểu về dự án, liệu rằng đây sẽ là thời điểm thích hợp để đầu tư?

Tổng quan dự án Ethereum

Nếu đã từng tìm hiểu về Bitcoin (BTC), hẳn bạn sẽ thấy Ethereum khá quen thuộc. Về cơ bản thì đây là cũng một dự án mã nguồn mở và phi tập trung hoàn toàn. Nhưng khác với Bitcoin ở chỗ, Ethereum hỗ trợ tạo ra các hợp đồng thông minh và các ứng dụng phi tập trung (Dapp).

Như vậy, Ethereum đóng vai trò như một nền tảng cơ sở. Các Dapp xuất hiện sau này sẽ được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng đó. Chính điều này đã tạo nên một hệ sinh thái rộng mở với hàng ngàn Dapp mà mình sẽ chia sẻ chi tiết hơn ở phần sau.

Tại thời điểm mình viết bài này, Ethereum đang trong quá trình thực hiện chuyển đổi sang Ethereum 2.0. Việc chuyển đổi này xuất phát từ những giới hạn trong việc mở rộng của mạng lưới hiện tại. Chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về lộ trình chuyển đổi này trong phần Cuộc cách mạng 2.0 ở phần tiếp theo. Nhưng trước hết, hãy xem dự án này làm được gì trong phiên bản hiện tại, tạm gọi là Etherum 1.0 nhé.

Ethereum 1.0

1. Quá trình hình thành và phát triển

Như thường lệ, với những bài viết dạng này mình sẽ không đi quá chi tiết cơ bản. Bởi lẽ, có quá nhiều các bài viết trên Internet hiện đã làm rất tốt điều này rồi. Thay vào đó, mình sẽ tóm lược lại những ý chính, như vậy sẽ tiện hơn cho việc theo dõi của độc giả. Hình dưới đây mô tả một cách tổng quan nhất hành trình phát triển dự án từ năm 2015 – 2019.

Quá trình hình thành và phát triển của mạng lưới Ethereum.
Quá trình hình thành và phát triển của mạng lưới Ethereum.

Có mấy điểm quan trọng chúng ta cần phải lưu ý như sau:

Một là, Ethereum không phải là một dự án blockchain đầu tiên trên thế giới. Trước Ethereum, như đã nói, chúng ta còn có sự xuất hiện của Bitcoin. Và về cơ bản, Ethereum được xây dựng dựa trên mạng lưới của Bitcoin. Đương nhiên, đội ngũ phát triển đã tiến hành cải tiến nó để phù trở thành một mạng lưới mở hơn.

Hai là, Ethereum định danh mình là nền tảng cho kỷ nguyên của Internet thế hệ mới. Tại sao lại có định vị như vậy? Theo như chia sẻ từ đội ngũ phát triển của dự án thì:

  • Thứ nhất, đây là nền tảng tạo ra, tích hợp và sử dụng tiền kỹ thuật số: Đồng ETH của Ethereum là tiền kỹ thuật số. Điều đó có nghĩa là những người sở hữu ETH có thể gửi trực tiếp nó cho bất kỳ ai họ muốn chỉ với một khoản phí nhỏ. Việc tạo ra đồng ETH dựa trên các hệ thống và thuật toán máy tính. Không có ngân hàng trung ương hoặc Chính phủ nào kiểm soát điều đó.
  • Thứ hai, người dùng có thể sở hữu dữ liệu của họ: Dữ liệu người dùng được lưu trữ phân tán trên hệ thống máy chủ toàn cầu. Dữ liệu được lưu trữ hoàn toàn công khai trên các sổ cái phân tán nhưng dưới dạng ẩn danh.
  • Thứ ba, xây dựng trên cơ sở hạ tầng truy cập mở, trung lập, không bị tổ chức hay cá nhân nào kiểm soát: Không có một trung tâm dữ liệu hoặc hệ thống máy chủ trung tâm nào lưu trữ những dữ liệu này. Do đó, khả năng bị tấn công đánh cắp dữ liệu là điều khó có thể xảy ra.
  • Thứ tư, khả năng tiếp cận với một hệ thống tài chính mở: So với Bitcoin, đây chính là điểm khác biệt cơ bản nhất. Ethereum có thể lập trình được. Điều đó có nghĩa là các nhà phát triển có thể sử dụng nó để xây dựng Dapps. Các Dapps này hoàn toàn phi tập trung, nghĩa là không ai có thể kiểm soát chúng. Chúng góp phần kiểm soát các tài sản kỹ thuật số để tạo ra những loại ứng dụng tài chính mới. Hợp đồng thông minh (smart contract) là yếu tố góp phần tạo nên các ứng dụng này.

Như vậy, sự xuất hiện của Ethereum đã dẫn đến việc tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới. Nó giúp cải thiện các lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống của chúng ta. Đầu tiên là một hệ thống tài chính mở (DeFi), nơi bạn có thể tự mình kiểm soát tiền của chính mình. Tiếp đến là một công cụ để tạo ra những sản phẩm độc quyền (NFT), những thứ mà bạn có thể mua đi bán lại được. Và cuối cùng là mang lại cách để tạo ra những cộng đồng online của riêng mình (DAO).

Có thể nói, đến Ethereum, mạng lưới blockchain đã có xu hướng mở hơn. Tuy nhiên, nó vẫn chỉ đang giới hạn trong một blockchain riêng lẻ. Với tốc độ phát triển thần tốc, hệ sinh thái ngày càng đa dạng kéo theo đó là những vấn đề phát sinh liên quan đến việc mở rộng mạng lưới. Tất cả những điều này, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn ở các phần tiếp theo nhé.

2. Đội ngũ phát triển và cộng đồng

Người ta thường nhắc đến Vitalik Buterin trong vai trò “cha đẻ” của Ethereum. Trên thực tế, anh chỉ là một trong số những người đầu tiên thành lập ra mạng lưới blockchain này mà thôi. Thậm chí, Charles Hoskinson (người sáng lập ra Cardano) cũng từng là co-founder của dự án Ethereum. Ông tách ra sau những bất đồng trong quan điểm phát triển mạng lưới và thành lập Cardano từ đó.

Sau Bitcoin, cộng đồng Ethereum có lẽ là cộng đồng lớn nhất và tích cực nhất trên thế giới. Cộng đồng này bao gồm các nhà phát triển giao thức cốt lõi, các nhà nghiên cứu kinh tế tiền điện tử, các tổ chức khai thác, chủ sở hữu ETH, nhà phát triển ứng dụng, người dùng thông thường, các công ty,… Tuy nhiên, khi chuyển sang giai đoạn Ethereum 2.0, các tổ chức khai thác (miner) sẽ không còn tồn tại. Lúc đó, hệ thống sẽ xuất hiện các nhà xác thực (validator) thay thế cho các vị trí đó.

3. Hệ sinh thái Dapp trên Ethereum

Dapp hay ứng dụng phi tập trung là những ứng dụng được xây dựng trên mạng phi tập trung kết hợp hợp đồng thông minh và giao diện người dùng phổ thông. Ngay sau khi xuất hiện, lập tức, thu hút được một lượng lớn Dapps xuất hiện trên mạng lưới. Theo thống kê từ State of Dapps, Ethereum hiện có khoảng 2,856 Dapps. Lượng người dùng trung bình hàng ngày ở vào khoảng 85 nghìn người đến từ 4.87 nghìn hợp đồng.

Số lượng Dapps trên mạng lưới Ethereum. Nguồn: State of Dapps.
Số lượng Dapps trên mạng lưới Ethereum. Nguồn: State of Dapps.

Ethereum Dapps được ví như xương sống của Web 3.0. Sự xuất hiện của Web 3.0 giúp loại bỏ đi vai trò của các bên thứ ba trong việc kiểm soát thông tin. Bản thân Web 3.0 có rất nhiều thứ, nhưng cốt lõi của nó là một công nghệ dựa trên sự phân quyền. Bằng cách phân cấp thông tin và dịch vụ, các tập đoàn và Chính phủ lớn sẽ không thể kiểm soát người dùng Internet giống như cách mà họ vẫn đang làm hiện tại.

Lúc này, Ethereum Dapps, với khả năng phân cấp thông tin và dịch vụ, mang đến cho Web 3.0 một nền tảng để cung cấp Internet hoàn toàn miễn phí và có thể truy cập dễ dàng cho tất cả mọi người. Sẽ không còn có một ai đứng ra kiểm soát. Mọi người đều được trao quyền để tự kiểm soát các thông tin của chính mình.

Có thể nói, các Dapps trên Ethereum trải dài với nhiều lĩnh vực khác nhau. Nó có thể là các lĩnh vực như Lending, Wallet hay các sàn giao dịch,… Với Ethereum, giờ đây có thể triển khai các hợp đồng thông minh trên toàn thế giới để cung cấp nguyên liệu cho hệ sinh thái rộng lớn các Dapp hiện tại và trong tương lai. Và khi ngày càng nhiều Dapp được ra mắt, chúng ta sẽ ngày càng tiến gần hơn đến một Internet miễn phí, công bằng và dễ tiếp cận hơn.

Tuy nhiên, trên thực tế không phải lúc nào mọi thứ cũng màu hồng đến vậy. Sự phát triển thần tốc của Dapp đã vượt qua tốc độ phát triển của mạng lưới. Chính điều đó đã dẫn đến tình trạng nút thắt cổ chai, mang đến những vấn đề mà chúng ta sẽ trao đổi thêm ở dưới đây.

4. Nút thắt cổ chai

Điều này xảy ra khi có quá nhiều Dapp và người dùng sử dụng cùng một thời điểm. Đổi lại, mạng lưới của Ethereum lại chưa đủ để thích nghi với khả năng mở rộng đó. Nó giống như hình ảnh một con lừa già đang gánh trên lưng mình đống hàng hóa nặng trĩu vậy.

Hãy nhớ lại vụ việc về Cryptokitties năm 2017 để hiểu rõ hơn về điều này. Thời đó, khi ra mắt, vô tình tựa game này thu hút được rất nhiều người dùng. Sự mở rộng nhanh chóng theo cấp số nhân của nó khiến mạng lưới Ethereum bị tắc nghẽn. Hệ lụy là cả nhà phát triển Dapp, mạng lưới Ethereum và người dùng đều chịu thiệt thòi.

Để sử dụng được các Dapp trên Ethereum, chúng ta cần một loại nguyên liệu là phí gas. Phí này được trả bằng ETH (đồng tiền của mạng lưới Ethereum). Hiểu đơn giản là để một giao dịch được thực hiện, người dùng sẽ phải trả một lượng ETH nhất định. Khi mạng lưới liên tục bị nghẽn, phí gas tăng không ngừng. Đôi khi, với các giao dịch nhỏ, phí gas thậm chí còn cao hơn nhiều so với giá trị giao dịch đó.

Với việc sử dụng thuật toàn đào PoW (Proof of Work) và thiết kế mạng lưới như hiện tại khiến cho việc mở rộng gặp nhiều khó khăn. Đội ngũ của Ethereum đã đưa ra hai phương án để giải quyết vấn đề này. Cụ thể:

  • Thứ nhất, trong dài hạn: Ethereum sẽ cần phải thay đổi cấu trúc. Thay vì sử dụng PoW, mạng lưới sẽ chuyển sang PoS (Proof of Stake) cùng với một lượng validator đông đảo. Đây chính là ý tưởng về Ethereum 2.0 mà chúng ta sẽ tìm hiểu ngay ở phần tiếp theo.
  • Thứ hai, trong ngắn hạn: Để hoàn thiện Ethereum 2.0 sẽ cần rất nhiều thời gian để hoàn thiện. Trong thời gian đó, không thể tiếp tục để mạng lưới duy trì với tình trạng hiện tại. Do đó, các giải pháp lớp 2 (bridge) được hình thành. Hiểu nôm na là các giao dịch sẽ được xử lý ở trên các giải pháp lớp 2. Sau đó, sẽ tổng hợp lại và gửi lên mạng chính để xác thực trên sổ cái. Hãy tham khảo thêm bài viết này để hiểu hơn về các giải pháp Ethereum bridge nhé.

Cuộc cách mạng Ethereum 2.0

1. Nâng cấp lên Ethereum 2.0

Như đã chia sẻ ở trên, Ethereum là giải pháp dài hơi cho việc mở rộng mạng lưới này. Theo ước tính, sẽ mất từ 5 – 10 năm để có thể hoàn thiện nó một cách toàn diện. Do vậy, quá trình cập nhật lên Ethereum 2.0 được chia ra thành nhiều phrase khác nhau. Đương nhiên, mỗi một giai đoạn sẽ cần hội tụ những điều kiện nhất định để có thể tiếp tục triển khai các giai đoạn tiếp theo.

Lượng ETH tham gia vào Ethereum 2.0. Nguồn: Beaconcha.
Lượng ETH tham gia vào Ethereum 2.0. Nguồn: Beaconcha.

Eth 2.0 là việc chuyển đổi từ PoW sang PoS. Và tại thời điểm mình viết bài này, đã có 242,776 validator đang hoạt động. Chưa có một mạng lưới nào có số lượng validator nhiều như vậy ở thời điểm hiện tại. Ngoài ra, có khoảng 7,768,763 ETH được đưa vào hợp đồng Eth 2.0. Lượng ETH đem đi stake này chiếm khoản 6% nguồn cung lưu hành ETH trên thị trường hiện nay. Và lưu ý rằng, nó sẽ bị khóa cho đến khi phrase 1.5 được ra mắt. Điều đó có nghĩa là trong thời gian đó, cho dù đồng ETH có biến động lên xuống như thế nào thì NĐT vẫn không thể rút được số ETH đã staking đó của mình.

Vì đây vẫn là một giải pháp đường dài nên trong ngắn hạn, khả năng mở rộng và mức phí cao, biến thiên không ngừng vẫn là điều mà Ethereum cần phải giải quyết. Và đây chính là tiền đề cho sự ra đời của bản đề xuất EIP-1559 mà chúng ta thấy như hiện nay.

2. Đề xuất EIP-1559

Để dễ hiểu hơn thì bản đề xuất EIP-1559 giúp bình ổn phí giao dịch trên mạng lưới. Nó làm điều này bằng cách phân bổ ra thành nhiều phần phí khác nhau, trong đó có base fee và miner tip. Mức base fee sẽ được giữ nguyên và công bằng cho tất cả mọi người. Còn miner tip sẽ được đem ra để đấu giá. Nếu người dùng muốn thực hiện giao dịch nhanh hơn, họ sẽ trả phí miner tip cao hơn. Do đó, điều này không làm ảnh hưởng đến mặt bằng chung của fee trên mạng lưới.

Tổng lượng ETH bị đốt đi sau khi EIP-1559 ra mắt. Nguồn: ethburned.
Tổng lượng ETH bị đốt đi sau khi EIP-1559 ra mắt. Nguồn: ethburned.

Không dừng lại ở đó, một phần phí thu được sẽ đốt đi hoàn toàn. Điều này không những khiến cho nguồn cung ETH được kiểm soát mà nó còn có thể giúp Ethereum giảm phát trong thời gian tới. Theo thống kê từ Ethburned, hiện có khoảng 350,556.31 ETH đã được đốt đi. Tính theo tỷ giá ETH hiện tại, số tiền này tương đương 1,182,968,221.71 USD.

Đồng ETH của dự án Ethereum

Từ trước đến giờ chúng ta đã nhắc khá nhiều đến đồng ETH rồi. Đây là đồng coin gốc trên mạng lưới của Ethereum. Chúng ta có thể đem ETH đi giao dịch mua/bán; staking lấy lãi; tham gia vào DeFi; lấy quyền biểu quyết về những thay đổi của mạng lưới hay đơn giản hơn là dùng để trả phí giao dịch. Liên quan đến đồng ETH này, chúng ta có thể:

  • Ví giao dịch: Đồng ETH tuân theo chuẩn token ERC-20 của Ethereum. Do đó, chúng ta có thể lưu trữ nó trên các ví điện tử hỗ trợ chuẩn này. Đó có thể là các ví nóng như ví tại các sàn giao dịch, ví mobile như MetaMask,… Hoặc cũng có thể là ví lạnh như các loại của Ledger hay Trezor…
  • Sàn giao dịch: Với vị thế của một đồng coin lớn thứ 2 trên thị trường, gần như tất cả các sàn giao dịch đều hỗ trợ niêm yết ETH. Do đó, không khó để chúng ta có thể tìm kiếm một sàn giao dịch phù hợp như Binance, Coinbase hay Huobi,…

Các sàn giao dịch mua Ethereum

Binance

Binance
Tạo tài khoản
Trust Score 10
Số lượng cặp giao dịch & coin 1,266 cặp & 362 coin
Khối lượng giao dịch 24 giờ 5 tỷ USD

Bybit

Bybit
Tạo tài khoản
Trust Score 10
Số lượng cặp giao dịch & coin 436 cặp & 344 coin
Khối lượng giao dịch 24 giờ 900 triệu USD

OKX

OKX
Tạo tài khoản
Trust Score 10
Số lượng cặp giao dịch & coin 504 cặp & 334 coin
Khối lượng giao dịch 24 giờ 700 triệu USD
  • Biến động giá: ETH khởi điểm chỉ chưa tới 1 USD cách đây 6 năm về trước. Tại thời điểm mình viết bài này, giá ETH đang ở quanh vùng 3,000 USD. Nếu theo mức giá này, ROI của ETH hiện vào khoảng 703,910.4%.
Biến động giá đồng ETH. Nguồn: CoinGecko.
Biến động giá đồng ETH. Nguồn: CoinGecko.

Có nên đầu tư vào Ethereum (ETH) thời điểm này?

Việc có nên đầu tư vào đồng ETH thời điểm này không sẽ tùy thuộc vào quyết định của từng người. Tuy nhiên, một vài điểm dưới đây có lẽ sẽ giúp bạn dễ dàng đưa ra được quyết định hơn.

  • Thứ nhất, ETH hiện đang là đồng coin có vốn hóa lớn thứ 2 hiện nay. Trong nhiều năm qua, các đồng coin thuộc top 10 luôn luôn biến động. Tuy nhiên, chỉ có vị trí số 1 và 2 là vẫn bất biến, ít nhất đến thời điểm hiện tại.
  • Thứ hai, Ethereum có một cộng đồng đủ lớn và phủ khắp toàn cầu. Nó bao gồm cả các nhà phát triển và người dùng trên toàn thế giới. Nếu như không gặp phải trở ngại về mở rộng mạng lưới, có lẽ số lượng này còn đông đảo hơn.
  • Thứ ba, Ethereum có một hệ sinh thái đáng mơ ước. Chưa có một hệ sinh thái nào đủ sức vượt mặt Ethereum trong vấn đề này. Mặc dù phí cao nhưng với việc có một hệ sinh thái rộng lớn, đây vẫn là mảnh đất tiềm năng cho nhiều nhà phát triển.

Hướng dẫn mua/bán Ethereum cho người mới

Trong phần này của bài viết, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn các bước chi tiết để có thể tự mình mua/bán ETH. Mặc dù ETH được niêm yết trên nhiều sàn giao dịch tập trung khác nhau và mỗi sàn sẽ có một quy trình cụ thể nhưng chúng ta có thể dễ dàng mua/bán đồng Ethereum này với 4 bước cơ bản sau đây.

  • Bước 1, mở một tài khoản trên sàn giao dịch: Để mở một tài khoản, trước tiên bạn cần chọn cho mình một sàn giao dịch phù hợp. Bạn có thể lựa chọn một số cái tên trong danh sách mà chúng tôi đưa ra ở trên hoặc bất kỳ nền tảng nào có hỗ trợ mà bạn đánh giá là phù hợp. Tuy nhiên, chúng tôi khuyên bạn nên tìm kiếm và lựa chọn các nền tảng lớn, uy tín để tránh các rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra. Sau khi chọn lựa một sàn giao dịch phù hợp, bạn có thể dễ dàng mở một tài khoản với địa chỉ email, số điện thoại, Telegram hoặc thậm chí là tài khoản Apple ID của chính bạn.
  • Bước 1.1, hãy bảo mật cho chính tài khoản của bạn: Bước này được xem như là bước mở rộng của bước 1 vì nó thường không ảnh hưởng nhiều đến việc mua/bán ETH. Tuy nhiên, chúng tôi khuyến khích bạn nên thực hiện nó để đảm bảo an toàn cho chính tiền của bạn. Tùy vào từng nền tảng sẽ hỗ trợ các hình thức bảo mật khác nhau như mật khẩu, 2FA… Cách tốt nhất là nên bật tất cả lên để gia tăng sự bảo mật cho tài khoản.
  • Bước 2, xác minh tài khoản: Các sàn CEX sẽ yêu cầu người dùng phải thực hiện KYC để hạn chế việc rửa tiền. Bạn sẽ cần cung cấp thông tin về CCCD cũng như ảnh chụp khuôn mặt để tiến hành xác minh tài khoản.
  • Bước 3, thêm phương thức thanh toán: Một số sàn giao dịch sẽ cho phép người dùng mua trực tiếp ETH từ thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ trong khi một số lại yêu cầu bạn phải mua thông qua một đồng coin trung gian, ví dụ USDT hoặc USDC… Do đó, bạn cần thêm các phương thức thanh toán phù hợp để chuẩn bị cho việc mua ETH.
  • Bước 4, mua ETH: Khi bạn đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết, lúc này bạn đã có thể tiến hành mua ETH. Sau khi việc mua hoàn tất, Ether sẽ được lưu giữ trong ví nóng của sàn giao dịch. Lúc này bạn đã có thể thực hiện bán hoặc chuyển chúng sang các sàn giao dịch khác hoặc ví khác tùy thích.

Trên đây là những thông tin tổng quan nhất về dự án Ethereum và đồng ETH. Hi vọng rằng những thông tin này phần nào đã mang đến cho độc giả những kiến thức bổ ích. Hãy chia sẻ bài viết này nếu như bạn thấy hay. Và mình sẽ hẹn gặp lại bạn trong các bài viết tiếp theo tại BeInCrypto nhé.

🎄Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 12 năm 2024
🎄Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 12 năm 2024
🎄Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 12 năm 2024

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản một cách thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Người đọc tự trách nhiệm với bất kỳ hành động nào thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi.
Tại Learn, ưu tiên của chúng tôi là cung cấp thông tin chất lượng cao. Chúng tôi dành thời gian để xác định, nghiên cứu và tạo ra nội dung giáo dục hữu ích cho độc giả.
Để duy trì tiêu chuẩn này và tiếp tục tạo ra nội dung tuyệt vời, các đối tác của chúng tôi có thể thưởng cho chúng tôi một khoản hoa hồng cho các vị trí trong bài viết của chúng tôi. Tuy nhiên, những khoản hoa hồng này không ảnh hưởng đến quy trình tạo nội dung không thiên vị, trung thực và hữu ích của chúng tôi.

builink-vietnamese-cryptocurrency-content-writer-and-editor.jpg
Bùi Linh
Linh Bùi (builink) là một nhà sáng tạo nội dung trong lĩnh vực tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng. Với mong muốn chia sẻ các bài viết chuyên về kiến thức về thị trường tiền điện tử, builink đảm nhận công việc biên soạn các bài viết về kinh nghiệm, kiến thức cho người mới cũng như cập nhật các tin tức HOT trên thị trường thông qua những góc nhìn đa chiều hơn. Ngoài ra, builink còn giữ vai trò tổng biên tập tại BeInCrypto Việt Nam. Nhờ vào văn phong báo chí dễ tiếp cận đến độc giả...
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ