Trusted

GameFi tokenomics phần 1: Single-token blockchain game

5 mins
Cập nhật bởi Bùi Linh
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

Single-token blockchain game là các tựa game đơn giản chỉ phát hành một loại token duy nhất và được sử dụng trong mọi hoạt động.

Single-token blockchain game là gì?

Tokenomics là từ ghép của “token” và “economics”. Nó là tổng hợp các yếu tố làm cho một loại tiền điện tử cụ thể có giá trị và thú vị đối với các nhà đầu tư như nguồn cung, cách nó được phát hành hay các tiện ích mà nó có. Thông qua  tokenomics, bản thân các nhà đầu tư có thể phần nào hiểu được cấu trúc của hệ thống kinh tế và giá trị của một dự án tiền điện tử nói chung và blockchain game nói riêng. Nói cách khác, tokenomics GameFi sẽ cho chúng ta thấy mối quan hệ giữa NFT và token trong game.

Xét trong lĩnh vực blockchain game, một mô hình tokenomics có thể bao gồm một loại token (single-token) hay hai hoặc nhiều loại token (dual-token hoặc multi-token) cùng hoạt động song song. Trong phạm vi bài viết này, BeInCrypto sẽ giới thiệu đến bạn đọc với mô hình single-token trong một số tựa game phổ biến. Vậy trước hết thì single-token blockchain game là gì?

Hiểu một cách đơn giản thì đây là các tựa game blockchain chỉ phát hành 1 loại token duy nhất trong mô hình tokenomics của nó. Loại token này sẽ được sử dụng trong mọi hoạt động của game như trở thành tiền tệ chung trong game, thanh toán phí giao dịch hay trả thưởng… Dựa trên một loại token này, người ta có thể xây dựng nên 3 mô hình tokenomics khác nhau.

3 mô hình tokenomics GameFi dành cho các single-token blockchain game

Quay trở lại với định nghĩa mà BeInCrypto đã chia sẻ ở trên, một trong những dự án tiêu biểu ứng dụng mô hình single-token trong tokenomics GameFi mà chúng tôi đã chia sẻ trước đó là Radio Caca. Điểm chung của các tựa game áp dụng mô hình single-token này đó là nó yêu cầu một lượng người chơi mới liên tục tham gia hoặc những người chơi cũ phải liên tục đầu tư để xoay vòng các hoạt động. 

Dựa theo đặc tính của mô hình single-token, chúng ta có thể chia nhỏ hơn thành 3 mô hình nhỏ sau đây.

Mô hình 1: Đầu vào USD – Đầu ra là token của game

Mô hình tokenomics này phổ biến vào thời kỳ bùng nổ của GameFi trong năm 2021. Trong đó người dùng sử dụng USDT hoặc BNB để mua NFT và chơi để kiếm token của trò chơi đó. Phương pháp này cũng được áp dụng rộng rãi trong các mô hình Yield Farming của DeFi.

Đặc điểm của mô hình này là giá đầu vào cố định và thu nhập dao động dựa theo giá token của trò chơi. Điều đó có nghĩa là thời gian hoàn vốn sẽ giảm khi giá token tăng và ngược lại. Mô hình này có thể tạo ra hiệu ứng FOMO mạnh mẽ khi nó ra mắt và được quảng bá rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng.

Tuy nhiên, mặt trái của mô hình này là một số dự án được “cố tình” tạo ra để khuếch đại quá mức về tiềm năng dự án, thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia. Một khi giá token của dự án được kéo lên đến mức đỉnh điểm, một sự cố kéo thảm (rug pull) có thể xảy ra. Trường hợp của Squid Game là một ví dụ điển hình.

Mặc dù không phải dự án nào áp dụng mô hình này cũng là một sự cố kéo thảm nhưng nhưng người chơi nên bán token trong khi khoản đầu tư đã có lợi nhuận. Hoặc khi xu hướng giảm giá xuất hiện, hãy bán ngay lập tức.

Mô hình single-token tokenomics trong các blockchain game. Nguồn: Footprint Analytics
Mô hình single-token tokenomics trong các blockchain game. Nguồn: Footprint Analytics

Mô hình 2: Đầu vào USD – Đầu ra dựa trên giá trị USD

Dựa trên những rủi ro hiện hữu mà BeInCrypto đã chia sẻ trong mô hình tokenomics GameFi 1, một số tựa game gần đây đã phát hành token luôn được gắn với giá trị đồng đô la. Hiểu đơn giản là nếu tựa game đó được giả định có thể mang lại cho người chơi 100 USDT mỗi ngày, số lượng token người chơi nhận được sẽ thay đổi dựa theo giá của token. Cụ thể, nếu giá token là 1 USDT ngày hôm nay, người chơi sẽ nhận được 100 token. Nếu giá là 0.5 USDT vào ngày mai, người chơi sẽ nhận được 200 token.

Điểm đặc thù của mô hình này là nó tạo ra chi phí cố định và lợi nhuận cho người chơi. Valkyrio là một dự án áp dụng mô hình 2 điển hình. Bản thân tựa game này không có gì quá đặc biệt nhưng nhanh chóng thu hút rất nhiều người dùng mới trong vòng hai tuần sau khi ra mắt. Đương nhiên, giá token của nó cũng chứng kiến ​​sự tăng trưởng nhanh chóng, do mô hình token mới và sự bùng nổ của GameFi.

Không giống mô hình 1, giá token theo mô hình này có xu hướng chống lại những đợt tăng hoặc giảm đột ngột. Nó mang lại nguồn thu nhập bình bình nhưng ổn định cho người chơi. Điều này khiến cho các dự án theo mô hình này thường có tuổi thọ dài hơn. Để kiếm lợi nhuận, người chơi nên giữ token trong một thời gian nhất định và bán sau khi giá tăng để có thêm lợi nhuận. Sau khi thấy lượng người chơi mới giảm, đây là một trong những tín hiệu bán mà người chơi nên xem xét.

Mô hình 3: Đầu vào token game – Đầu ra cũng là token game

Trong các dự án với mô hình 3, cả chi phí và lợi nhuận đều có tương quan cao với giá token. Ví dụ, một tựa game sẽ yêu cầu người chơi cần phải sở hữu 100 token để chơi và mang lại lợi nhuận 10 token mỗi ngày. Chi phí và lợi nhuận sẽ dao động từ 100 USDT và 10 USDT đến 200 USDT và 20 USDT nếu giá token tăng từ 1 USDT lên 2 USDT.

RACA (Radio Caca) là một ví dụ của mô hình này. Khi nhiều người chơi tham gia hơn, giá sẽ tăng lên, bắt đầu chu kỳ FOMO. Những người chơi sớm được hưởng lợi từ việc tăng giá token và phần chi phí tăng cao dần dành cho những người chơi mới. Nhiều dự án áp dụng mô hình này kiếm bộn tiền chỉ sau một đêm.

Giá token có xu hướng tăng đột biến sau đó giảm xuống. Những loại dự án này có tuổi thọ ngắn trừ khi chúng có thể giữ được cơ sở người dùng lớn. Bạn chỉ nên tham gia ở giai đoạn đầu và theo dõi khả năng thu hút người dùng mới của trò chơi.

Lời kết

Trên thực tế, mỗi tựa game blockchain áp dụng mô hình single-token đều có những ưu điểm cũng như rủi ro tương ứng. Đi kèm với đó là cơ hội nếu như người chơi có thể nắm được quy luật vận hành và đánh giá đúng thời điểm tham gia. Trong bài tiếp theo, BeInCrypto sẽ chia sẻ đến độc giả một mô hình GameFi tokenomics khác thường thấy trong các dự án blockchain game là dual-token hay multi-token. Hãy tham gia nhóm Telegram của chúng tôi để cập nhật thông tin về bài viết này nhé.

Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 11 năm 2024
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 11 năm 2024
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 11 năm 2024

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản một cách thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Người đọc tự trách nhiệm với bất kỳ hành động nào thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi.
Tại Learn, ưu tiên của chúng tôi là cung cấp thông tin chất lượng cao. Chúng tôi dành thời gian để xác định, nghiên cứu và tạo ra nội dung giáo dục hữu ích cho độc giả.
Để duy trì tiêu chuẩn này và tiếp tục tạo ra nội dung tuyệt vời, các đối tác của chúng tôi có thể thưởng cho chúng tôi một khoản hoa hồng cho các vị trí trong bài viết của chúng tôi. Tuy nhiên, những khoản hoa hồng này không ảnh hưởng đến quy trình tạo nội dung không thiên vị, trung thực và hữu ích của chúng tôi.

builink-vietnamese-cryptocurrency-content-writer-and-editor.jpg
Bùi Linh
Linh Bùi (builink) là một nhà sáng tạo nội dung trong lĩnh vực tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng. Với mong muốn chia sẻ các bài viết chuyên về kiến thức về thị trường tiền điện tử, builink đảm nhận công việc biên soạn các bài viết về kinh nghiệm, kiến thức cho người mới cũng như cập nhật các tin tức HOT trên thị trường thông qua những góc nhìn đa chiều hơn. Ngoài ra, builink còn giữ vai trò tổng biên tập tại BeInCrypto Việt Nam. Nhờ vào văn phong báo chí dễ tiếp cận đến độc giả...
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ