Xem thêm

Việc thắt chặt định lượng có thể khiến tiền điện tử và cổ phiếu công nghệ bị tổn thương

3 mins
Cập nhật bởi Vivian
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

Tóm lại

  • Tiền điện tử có vẻ dễ bị thắt chặt định lượng, khi Cục Dự trữ Liên bang tìm cách tăng lãi suất.
  • Điều này có thể làm giảm định giá đối với các cổ phiếu công nghệ, vốn chủ yếu dựa vào sự lạc quan về triển vọng trong tương lai.
  • Tiền điện tử đã và đang cho thấy mối tương quan ngày càng tăng với các cổ phiếu công nghệ.
  • promo

Theo một cuộc khảo sát gần đây, tiền điện tử, cùng với các cổ phiếu công nghệ, nổi bật là đặc biệt dễ bị tổn thương bởi việc thắt chặt định lượng.

Là một phần trong nỗ lực tăng lãi suất trong bối cảnh lạm phát gia tăng, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) đã bắt đầu giảm lượng tài sản nắm giữ trong tháng này bằng cách cho phép tài sản đáo hạn mà không cần tái đầu tư, trong một quá trình được gọi là thắt chặt định lượng.

(Quantitative tightening: Thắt chặt định lượng là một công cụ chính sách tiền tệ mang tính điều chỉnh được các ngân hàng trung ương áp dụng để giảm lượng thanh khoản hoặc cung tiền trong nền kinh tế.)

Do đó, gần một nửa trong số 687 người đóng góp cho cuộc khảo sát MLIV Pulse mới nhất, bao gồm từ các nhà đầu tư cá nhân đến các nhà chiến lược thị trường, nhận thấy cổ phiếu công nghệ và tiền điện tử là những tài sản có rủi ro cao nhất.

Ngược lại, chỉ có 7% coi điều này sẽ gây rủi ro cho trái phiếu được thế chấp đảm bảo và chứng khoán, tương tự như cuộc khủng hoảng tài chính 2008-09.

Xem thêm: Không phải hàng rào lạm phát: Bitcoin cho thấy mối tương quan chặt chẽ với cổ phiếu, các nhà phân tích của Ngân hàng Mỹ cho biết

Thời kỳ của “easy money” đã kết thúc

Cổ phiếu tiền điện tử và công nghệ đều được hưởng lợi rất nhiều từ các biện pháp kích thích tài chính liên quan đến COVID. Được thúc đẩy bởi việc nới lỏng chính sách thời đại dịch, chỉ số Nasdaq 100 đã tăng hơn 130% từ mức thấp vào tháng 3 năm 2020.

Bây giờ, Fed dự định thắt chặt các điều kiện tài chính, điều này có thể làm giảm định giá của các cổ phiếu công nghệ, vốn chủ yếu dựa vào sự lạc quan về triển vọng trong tương lai.

Theo lẽ thường, dòng tiền tự do hơn cho phép các nhà đầu tư dễ dàng hơn trong việc suy đoán về các xu hướng kỹ thuật số hàng loạt. Tuy nhiên, điều này không còn khả thi khi thanh khoản bắt đầu bị siết chặt.

Matt Maley, chiến lược gia thị trường trưởng của Miller Tabak + Co. cho biết: “Tôi không nghĩ rằng mọi người hoàn toàn nhận ra rằng QE đã khiến các nhà đầu tư thêm nhiều đòn bẩy vào vị trí của họ đến mức nào. Và bây giờ chúng ta đang trải qua QT, những đòn bẩy đó không được ràng buộc.. “

Xem thêm: Hệ số tương quan giữa S&P 500 và Bitcoin đạt mức ATH mới. Điều này có ý nghĩa gì?

Mối tương quan giữa tiền điện tử và cổ phiếu tăng lên

Mối tương quan giữa tiền điện tử với các cổ phiếu công nghệ chẳng hạn như giá Bitcoin và Nasdaq 100 kể từ tháng 3 năm 2020, ngày càng tăng của. Điều này cũng khiến cho không gian này bị ảnh hưởng theo, 

Vào tháng 4, mối tương quan trong 30 ngày của Bitcoin với các cổ phiếu công nghệ đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 7 năm 2020, trong khi mối tương quan của nó với S&P 500 cũng đạt mức kỷ lục.

Mối tương quan chặt chẽ của tiền điện tử với cổ phiếu công nghệ và mối tương quan tiêu cực với thị trường hàng hóa đang phát triển cũng làm suy yếu lập luận rằng chúng đóng vai trò như một hàng rào chống lại lạm phát. Ý kiến này cũng được đồng tình bởi những nhà phân tích của Ngân hàng Mỹ, những người coi Bitcoin giống như một “tài sản rủi ro” hơn là một biện pháp phòng ngừa lạm phát.

Bạn nghĩ sao về thông tin trên? Chia sẻ ngay ý kiến trong nhóm Telegram của chúng tôi nhé.

Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 4 năm 2024

Trusted

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.

37c58b84a21f59fd4fd1cd91383114c2.jpg
Nicholas Pongratz
Nick là Giáo sư Kỹ năng Giao tiếp Bằng miệng và Chuyên gia Khoa học Dữ liệu ở Budapest, Hungary với bằng Thạc sĩ Phân tích Kinh doanh. Anh ấy là một người đến sau tương đối với lĩnh vực tiền điện tử và công nghệ blockchain, nhưng lại bị hấp dẫn bởi khả năng sử dụng kinh tế và chính trị tiềm năng của nó. Tốt nhất có thể mô tả anh ta là một người theo chủ nghĩa hoài nghi trung tả lạc quan. Nếu quý độc giả có điều muốn thảo luận, hãy liên hệ qua mailto:[email protected]
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ