Trusted

Toàn tập về sự sụp đổ của FTX: Đế chế của Sam Bankman-Fried đã sụp đổ như thế nào?

28 mins
Cập nhật bởi Bùi Linh
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

Cập nhật toàn bộ diễn biến liên quan đến việc sàn giao dịch FTX sụp đổ và sự biến mất của đế chế Sam Bankman-Fried cũng như ảnh hưởng của nó đến thị trường.

Tháng 11 là một tháng khó khăn đối với toàn thị trường tiền điện tử. Ở đây chúng ta không nói đến mức giá thấp hàng tuần mà thị trường đã và đang chứng kiến. Thay vào đó, tháng 11 đâu đâu cũng nói về sự sụp đổ của FTX. Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như FTX là một sàn giao dịch nhỏ lẻ. Tuy nhiên, đây lại là một trong những sàn giao dịch thuộc hàng top đầu trên thị trường hiện nay. 

Không chỉ trong thị trường tiền điện tử, sự sụp đổ của FTX đã trở thành đề tài bán tán và là nguyên liệu khai thác truyền thông trong cả thị trường tài chính nói chung. Nếu lựa chọn một câu để so sánh sự việc FTX sụp đổ này thì chúng ta có thể liên tưởng đến câu nói “Too big to fail”.

Sự sụp đổ của FTX không phải là sự kiện diễn ra trong một ngày. Thay vào đó, nó kéo dài gần 2 tuần, thậm chí đến thời điểm BeInCrypto viết bài này, mọi chuyện vẫn chưa dừng lại. Có vẻ như hàng loạt các quân cờ domino bắt đầu sụp đổ như một hệ lụy tất yếu của thảm họa FTX này.

Hiện tại, sàn giao dịch tiền điện tử lớn thứ hai theo khối lượng giao dịch này dường như đang trút hơi thở cuối cùng sau khi trải qua những “thiệt hại” không thể khắc phục. Và cùng với sự sụp đổ đó, một số câu hỏi được đặt ra xoay quanh việc làm thế nào mà FTX lại gặp phải sự cố này? Điều gì sẽ xảy ra với số tiền của hàng triệu khách hàng đang bị mắc kẹt trên FTX? Và khi nào thì thảm họa FTX này sẽ ngừng ảnh hưởng đến thị trường tiền điện tử nói riêng và tài chính nói chung…?

Trong bài viết này, hãy cùng BeInCrypto đi tìm câu trả lời cho từng câu hỏi này nhé. Chúng tôi sẽ giúp bạn nắm bắt và hiểu được diễn biến của toàn bộ câu chuyện một cách tổng quan nhất thay vì phải cố gắng tiếp nhận từng mẩu thông tin vụn vặt. Hãy cùng theo dõi nhé!

#1. Khơi mào cho sự sụp đổ của FTX?

Đầu tiên, chuyện gì đã xảy ra với sàn giao dịch FTX?

Sự tích tụ (tháng 5/2019)

Quay trở lại năm 2019, thời điểm mà FTX ra đời, Alameda Research đã có mặt. Mặc dù 2 nền tảng này trên danh nghĩa là khác nhau nhưng theo Nansen, chưa bao giờ tồn tại ranh giới rõ ràng giữa hai nền tảng này. Đừng đằng sau cả 2 công ty tuy 2 mà 1 này là một người đàn ông, vừa là người quản lý quỹ, vừa là một người sử dụng nó. Kịch bản câu chuyện này nghe qua có gì đó thực sự bất ổn. Và sự sụp đổ xảy ra với FTX là minh chứng rõ ràng cho câu chuyện này.

Thêm vào đó, việc FTX tham gia vào các chương trình quảng cáo cường điệu có thể đã cho thấy họ quá tự tin. Có một thỏa thuận đặt tên sân vận động FTX Arena ở khu vực Miami như một phần của thỏa thuận tài trợ trị giá đến 135 triệu USD. Sau điều này, cả FTX và CEO của nó đã thu hút được rất nhiều sự chú ý của cộng đồng.

Tuy nhiên, khi có quá nhiều sự chú ý nó thường đem đến nhiều rắc rối!

Những dấu vết đầu tiên của sự sụp đổ

Sự sụp đổ của TerraUSD là tác nhân đầu tiên khiến FTX sụp đổ. Dựa theo các dữ liệu on-chain của Nasen cho thấy rằng trong sự cố của UST, người ta thấy có một lượng lớn FTX token (FTT) chảy ra khỏi sang FTX. Điều khiến cộng đồng thắc mắc ở đây là liệu rằng CEO của FTX là Sam Bankman-Fried có sử dụng mã thông báo FTT để bảo lãnh cho các công ty hay không? Hoặc một giả thuyết khác là trong khi thị trường đang sụp đổ, mã thông báo FTT của người dùng đã được gửi đến Alameda Research bằng cách sử dụng một cửa hậu (back door) để chiếm các vị thế bán khống? Có quá nhiều nghi vấn xoay quanh sự kiện này.

Đây là ảnh chụp nhanh Nansen từ năm 2019

Một số dữ liệu cho thấy mối liên quan giữa FTX và Alameda Research
Một số dữ liệu cho thấy mối liên quan giữa FTX và Alameda Research

Cuối tháng 10/2022 vừa qua là thời điểm chứng kiến ​​​​các ông trùm sàn giao dịch tiền điện tử “combat” lẫn nhau. Trong đó, một bên là Changpeng Zhao (CZ) CEO của Binance và một bên là Sam Bankman-Fried (SBF) CEO của FTX. CZ đã đưa ra bình luận về lập trường của SBF đối với DeFi. Đáp lại điều này, SBF đã đáp trả gay gắt bằng cách đưa cả tình hình căng thẳng giữa Mỹ – Trung vào câu chuyện này.

Vào ngày 02/11, CoinDesk tiết lộ bảng cân đối kế toán của Alameda Research. Trong những thông tin mà CoinDesk cung cấp, FTT và SOL là hai trong số những token mà quỹ này năm giữ nhiều nhất. Đáng chú ý là có những bất thường xoay quanh lượng token FTT mà Alameda đang nắm giữ.

Vào ngày 06/11, Binance và CZ quyết định bán khoảng 23 triệu FTT mà họ nắm giữ. Lượng token này là phần tài sản Binance được chia sau khi thoái vốn hoàn toàn khỏi FTX 1 năm trước đó. Đương nhiên, động thái này của CZ đã gây ra một sự hoảng loạn trong cộng đồng và khiến giá FTT giảm mạnh. Caroline Ellison, CEO của Alameda Research, đã lên tiếng trấn an cộng đồng và người dùng của quỹ và sàn FTX rằng họ sẽ sẵn sàng mua lại toàn bộ lượng FTT này từ CZ với mức giá 22 USD tại thời điểm đó.

Vào ngày 07/11, SBF đã tweet nói rằng tài sản FTX vẫn ổn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy có vẻ như sau đó mọi chuyện không tốt đẹp như những gì SBF đang cố gắng tạo ra. Sàn FTX sau đó đã tạm dừng việc nạp và rút tiền của người dùng. Khi mọi chuyện đến đường cùng, SBF đã cầu cứu CZ và điều này đã tạo ra tiền đề cho việc Binance dự định mua lại FTX. Binance đã tweet rằng họ sẽ xem xét sổ sách của FTX và sau đó quyết định xem họ có muốn mua sàn giao dịch hay không. Ngay cả SBF cũng đã tweet điều này và nói rằng tất cả những gì ngăn cản Binance tiếp quản FTX chỉ là một DD hoặc Due Diligence đơn giản.

Đương nhiên, thảm họa với FTX sau đó đã trầm trọng hơn nhiều. Binance tuyên bố sẽ rút khỏi thỏa thuận mua lại này. Justin Sun của Tron sau đó đã “nhảy” vào với ý định giải cứu FTX. Tuy nhiên, sau đó người ta nhận ra rằng dường như đây chỉ là một chiêu trò của Sun khi mà cả 2 đã thỏa thuận chỉ cho phép những người nắm giữ các token trong hệ sinh thái của Tron rút tiền. 

Đáng ngờ hơn là điều này đã khiến cho giá các token hệ Tron trên sàn FTX tăng đột biến. Và cho dù những người nắm giữ token hệ Tron có rút được tiền nhưng họ cũng bị thiệt hại nặng nề do chênh lệch giá. Justin Sun bị cáo buộc đã đưa một lượng lớn TRX lên FTX để làm giá và bán với mức chênh lớn.

FTX sụp đổ

Sau khi bị Binance từ chối mua lại, FTX cùng Alameda Research và FTX US đã tuyên bố nộp đơn phá sản vào ngày 11/11. Đến lúc này, người ta mới điều tra ra hệ sinh thái của FTX và thấy rằng có khoảng 134 công ty trong hệ sinh thái đó bị ảnh hưởng dẫn đến phá sản. Trong đó, dường như nó cũng có một công ty được đăng ký tại Việt Nam.

Biểu đồ luân chuyển dòng tiền giữa FTX và Alameda Research
Biểu đồ luân chuyển dòng tiền giữa FTX và Alameda Research

#2. Diễn biến tiếp theo trong hành trình phá sản của FTX

Vụ hack của FTX

Khi mà cộng đồng vừa chưa khỏi hết bàng hoàng với việc FTX sụp đổ và tuyên bố phá sản thì ngay sau đó có thông tin về việc FTX bị hack. Các ví FTX (bao gồm cả Hoa Kỳ) đã chứng kiến ​​các vụ hack ví. Hơn 663 triệu USD đã bị rút cạn. Trong bối cảnh đó, người ta nghi ngờ rằng nhiều khả năng đây là một vụ “rút lõi” do chính người nội bộ của FTX làm.

Sau đó lại có tin đồn rằng Chính phủ Bahamas là thực thể đứng sau SBF và ra lệnh cho các yêu cầu rút tiền đó. Sàn Kraken cũng đã từng lên tiếng về việc họ đã phần nào biết được danh tính của hacker. Đơn giản vì bằng một cách nào đó, hacker đã sử dụng một tài khoản đã được KYC trên sàn này để thực hiện một số giao dịch nhỏ trong quá trình tẩu tán tài sản đánh cắp từ vụ hack FTX.

Sau đó, tin tặc đã và đang thực hiện nhiều bước để di chuyển tiền mà không bị bắt. Tính đến thời điểm hiện tại, hacker đang nắm giữ một lượng tiền tương đương khoảng 288 triệu USD bằng ETH. Sau động thái này, một cách vô tình hacker đã trở thành người nắm giữ ETH lớn thứ 35 trên toàn cầu.

Trên thực tế, vụ hack của FTX xảy ra càng làm giảm cơ hội lấy lại tiền của khách hàng. Tuy nhiên, các cuộc điều tra đang diễn ra và chưa biết đến khi nào mới có kết quả. Sự sụp đổ của FTX khiến CEO hiện tại của sàn này, John Ray III, sửng sốt. Anh ấy nhận xét rằng anh ấy chưa từng thấy một vụ phá sản nào nghiêm trọng đến như vậy. Anh cho rằng điều này còn tồi tệ hơn kịch bản phá sản của Enron. 

Nhiều ẩn ý chưa được làm rõ

FTX bây giờ thậm chí đã và đang thu hút được nhiều sự chú ý của cộng đồng hơn cả sự kiện Terra trước đó. FTX Bahamas có thể đã có những nhân viên có quan hệ tình cảm với nhau và họ biết rõ về việc biển thủ quỹ. Có lẽ còn nhiều điều ẩn ý đằng sau mà chúng ta vẫn chưa khám phá hết.

#3. Điều gì có thể xảy ra tiếp theo?

Ngành công nghiệp tiền điện tử sẽ cần phải làm việc hơn nữa để có thể hoàn thiện. Trong hành trình đó, điều đầu tiên mà nó cần làm là có các tiêu chuẩn rõ ràng, được lựa chọn một cách tự nguyện và minh bạch. Các quy định có thể đến sau hoặc không.

Binance cũng đã khởi đầu cho xu hướng tiết lộ về bằng chứng dự trữ. Và nó cũng đã mở đường cho nhiều sàn giao dịch khác. Tuy nhiên, không phải mọi sàn giao dịch đều có thể minh bạch một cách trọn vẹn trong vấn đề này. Cụ thể, chẳng hạn, vào giữa tháng 11, Crypto.com đã gửi số tiền trị giá gần 400 triệu USD bằng ETH đến một địa chỉ của Gate.io. Đương nhiên, trong bối cảnh này, nhiều người nghi ngờ rằng Crypto.com và Gate.io có thể đang “đi đêm” với nhau để tạo dựng một bức tranh bằng chứng dự trữ tốt hơn nhằm cho khách hàng thấy sự minh bạch của mình.

Quay trở lại câu chuyện của FTX, trong quá trình minh bạch hóa, một số tiết lộ về dự trữ (Proof of Reserve – PoR)đã cho thấy ít hơn nhiều so với những gì mà nó công bố. Nhiều thông tin cho rằng FTX có thể chỉ đang nắm giữ số token trị giá 659,000 USD thay vì ở mức 5.5 tỷ USD mà SBF đã dự đoán. 

Và khi các thủ tục FTX phá sản bắt đầu diễn ra, người ta lại càng khai phá ra nhiều vấn đề mà trước giờ chưa bao giờ được nhắc đến như:

  • SBF đã quên tính đến các khoản nợ của khách hàng.
  • Thất bại trong việc quản lý các khoản tiền mặt của công ty.
  • Dự thảo phá sản còn tiết lộ rằng FTX thậm chí không lưu giữ hồ sơ, sổ sách hay bất cứ thứ gì.
  • Thậm chí nhiều khả năng FTX còn không có bộ phận kế toán.

Đây là một chủ đề Twitter với một số tiết lộ khác:

#4. FTX đã như thế nào trước khi sụp đổ?

FTX là một nền tảng giao dịch/trao đổi tiền điện tử có trụ sở tại Bahamas. Sam Bankman-Fried (SBF), một sinh viên tốt nghiệp MIT, đã thành lập FTX vào năm 2019. Đến đầu tháng 11/2022 (trước khi mọi thứ trở nên tồi tệ đối với FTX), đây là sàn giao dịch tập trung (CEX) lớn thứ 2 toàn cầu tính theo khối lượng, chỉ xếp sau Binance.

Hãy cùng BeInCrypto xem xem FTX đã đạt được những gì vào thời điểm đó nhé. 

FTX có sự hậu thuẫn của các nhà đầu tư lớn như Temasek, Softbank và Sequoia. Và nó nhanh chóng tăng vọt về khối lượng giao dịch, đạt gần 2 tỷ USD vào thời kỳ đỉnh cao. Được dẫn dắt bởi SBF, FTX là một cái tên sáng giá trong lĩnh vực tiền điện tử. Nền tảng này đang hoạt động tốt, tạo được tên tuổi và sự hiện diện của nó phủ rộng ở gần như khắp mọi nơi. Và đương nhiên, tiền là thứ mà FTX có rất nhiều.

Vào tháng 5/2022 FTX đã giới thiệu chức năng giao dịch chứng khoán do một nhánh của sàn này tại Hoa Kỳ là FTX US. FTX thậm chí còn có mã thông báo của riêng mình FTX token (FTT). Xét về mọi khía cạnh, mã thông báo này đã thực sự hoạt động tốt trước tháng 11/2022. Thêm vào đó, lượng Solana được nắm giữ bởi một công ty chị em của FTX là Alameda Research đã trở thành động lực lớn thúc đẩy giá SOL. Gã khổng lồ FTX được ví von khi biến mọi thứ thành vàng mỗi khi chạm tay vào.

Có nhiều tiền nhưng đó không phải là tất cả với FTX. Bản thân nó thậm chí còn đầu tư và mua lại một số công ty khác trong thời kỳ thịnh vượng của mình. Hãy cùng BeInCrypto hồi tưởng lại thời kỳ thịnh vượng của nó với một vài kỳ tích đáng chú ý sau đây:

Một là quyền đặt tên

Vào tháng 6/2021, FTX đã ký một thỏa thuận trị giá 135 triệu USD với Miami-Dade Country và Miami Heat để tên của nó được hiển thị trên đấu trường Miami, sân nhà của NBA Miami Heat, trong 19 năm tới. Tuy nhiên, thương vụ giờ đây dường như đã chết vì FTX đã nộp đơn xin phá sản. Nhận quyền đặt tên cho khu vực Miami là một trong nhiều hợp đồng tài trợ thể thao có hiệu lực khi FTX đang ở thời kỳ đỉnh cao. Sự phá sản của FTX dẫn đến việc tháo dỡ bảng hiệu tại đấu trường FTX.

Hai là quảng cáo Super Bowl

Chúng ta thường không thấy các công ty tiền điện tử đưa ra các chương trình quảng cáo trong các sự kiện thể thao lớn. Nhưng FTX lại không nghĩ như vậy. Quảng cáo Super Bowl cực kỳ nổi tiếng của họ được phát trực tiếp trong sự kiện này.

Quảng cáo của FTX khá đơn giản. Nó nói về một thực thể coi thường mọi phát minh mang tính thời đại như bánh xe, nhà vệ sinh và thậm chí cả bóng đèn. Đến cuối quảng cáo, người ta thấy nhân vật này đang chế nhạo FTX. Và anh ta kết thúc điều này bằng cách nói rằng anh ta không bao giờ sai về những thứ này. Một quảng cáo châm biếm nhưng ngạo mạn đã nhanh chóng giúp FTX chiếm lĩnh “spotlight” trên tất cả các bảng xếp hạng phổ biến thời điểm đó. Đổi lại, FTX được cho là đã phải bỏ ra hơn 6.5 triệu USD cho quảng cáo Super Bowl dài 30 giây đó.

Ba là đưa Larry David vào cuộc

FTX đã mời Larry David, một diễn viên hài người Mỹ và là người đồng sáng tạo ra Seinfeld, cho quảng cáo Super Bowl của họ. Mặc dù Larry David dự đoán rằng FTX không phải là cách an toàn và dễ dàng để tham gia vào tiền điện tử, nhưng theo anh khi đó nó chỉ có vẻ mỉa mai và hài hước. Vào tháng 11/2022, tất cả những lời mỉa mai mà Larry David thể hiện đều rất có lý, vì FTX đã không thực sự làm được điều đó.

Quảng cáo của Larry David đã biến FTX trở thành một trong những thương hiệu Super Bowl được đăng lại nhiều hơn.

Bốn là các khoản tài trợ khác của FTX

Trong khi đấu trường Miami được đặt lại tên và quảng cáo Super Bowl có Larry David thu hút được nhiều sự chú ý nhất, FTX cũng đã tham gia vào nhiều hoạt động tài trợ khác. Vào năm 2021, thỏa thuận tài trợ giữa Mercedes và FTX đã có hiệu lực. Tuy nhiên, việc phá sản của FTX hiện có nghĩa là thỏa thuận không còn tồn tại.

Năm 2021 chứng kiến ​​FTX bước vào đấu trường thể thao điện tử bằng cách ký thỏa thuận với TSM, liên quan đến sê-ri LoL (Liên minh huyền thoại). Ngay sau đó, FTX và Furia (một tổ chức Esports khác) cũng đã chung tay hợp tác. Tuy nhiên, thỏa thuận với Furia dường như cũng không còn tiếp tục nữa.

Ngoài ra, MLB (Major League Baseball) được cho là sẽ ký kết hợp tác 5 năm với FTX vào năm 2021. Đó dừng lại ở đó, FTX cũng tham gia vào thỏa thuận “Quyền đặt tên” với Đại học California vào năm 2021 với số tiền khổng lồ 17.5 triệu USD.

Các ngôi sao thể thao như Gisele Bündchen và Tom Brady có mối liên hệ với FTX, vì cả hai đều sở hữu cổ phần trong công ty. Với việc FTX nộp đơn xin phá sản, giá trị tài sản ròng của Tom Brady và Gisele Bündchen đã bị ảnh hưởng.

Tất cả những điều đó cho thấy FTX đã tích cực như thế nào trong việc quảng bá hình ảnh của chính nó. Mọi động thái mà nó thực hiện đều mang lại hiệu quả kỳ diệu cho mã thông báo FTT.

#5. Mã thông báo FTT là gì?

FTT là token gốc của FTX. Đáng tiếc là nó lại cũng chính là một trong những lý do khiến FTX sụp đổ. FTT token là một mã thông báo tiện ích, đảm bảo rằng khách hàng được giảm phí giao dịch trên sàn FTX. Nó thậm chí còn đóng vai trò giống như tài sản thế chấp, cho phép người dùng mở ra các vị thế trong hợp đồng tương lai. Đương nhiên, khi FTX phá sản thì mã thông báo FTT gần như không còn giá trị vào lúc này.

Sự sụp đổ của mã thông báo FTT: Lý do cho cuộc khủng hoảng FTX?

Như BeInCrypto đã chia sẻ ở trên, FTT là một phần trong những lý do đưa đến sự sụp đổ của FTX. Để hiểu rõ hơn về hành trình sụp đổ này của FTT, hãy cùng chúng tôi nhìn lại lịch sử giá của nó trong quá khứ như thế nào nhé.

Biến động giá FTT token
Biến động giá FTT token

Theo đó, mã thông báo FTT đã tăng lên tới 85.02 USD vào tháng 9/2022. Ngay cả vào đầu tháng 11/2022, giá FTT đã cao hơn nhiều so với mốc 22 USD. Mốc 22 USD này đáng chú ý vì đây là phản hồi của CEO Alameda Research khi Binance có ý định bán lại toàn bộ FTX token họ đang nắm giữ. Trong các phần tiếp theo, chúng ta sẽ làm rõ hơn về mốc 22 USD này đối với giá FTT nhé.

Sự sụp đổ của mã thông báo FTT xảy ra khi CEO của Binance CZ đã tweet vào ngày 06/11 rằng Binance có kế hoạch bán hết kho dự trữ FTT mà họ nhận được từ FTX trong quá trình thoái vốn. Anh ấy nói rằng động thái này là một phản ứng đối với một số tiết lộ gây shock gần đây.

Với việc FTX đang ở đỉnh cao của sự thành công, FTT token cũng được hưởng lợi rất nhiều từ điều đó. Bản thân Sam Bankman-Fried cũng được cộng đồng chú ý và đánh giá cao với tài năng thiên phú. Đương nhiên, để làm rõ vụ phá sản của FTX, sẽ thật thiếu sót nếu như chúng ta không hiểu gì về nhân vật này.

#6. Sam Bankman-Fried là ai?

Sam Bankman-Fried hay đúng hơn là Samuel Bankman-Fried (SBF hay nhà đầu tư Việt Nam gọi đùa là “Sam Xoăn”) được đánh giá là người có máu mặt trong lĩnh vực tiền điện tử. Về lý lịch, anh ấy đã thành lập FTX và chi nhánh tại Hoa Kỳ của nó là FTX U.S. Anh ấy cũng là một trong những người giàu nhất trong lĩnh vực tiền điện tử. Thậm chí SBF còn ra tay giúp đỡ khi sẵn sàng nhảy vào hỗ trợ các công ty tiền điện tử đang gặp khó khăn như Three Arrows Capital và Celsius trong vụ sụp đổ của Terra.

Nhưng đó không phải là toàn bộ những gì về con người của anh ấy. Đã có lúc Sam Bankman-Fried nhanh chóng tận dụng cơn sốt tiền điện tử và trở thành người giàu nhất thế giới khi mới 29 tuổi. Ở tuổi 29, giá trị tài sản ròng của anh là 22 tỷ USD. Cuộc khủng hoảng Luna-Terra trị giá 60 tỷ USD đã biến anh ta thành một anh hùng. Người ta suy đoán rằng anh ta coi cuộc khủng hoảng là cơ hội để kiếm nhiều tiền hơn trong khi cứu trợ một số tổ chức bị ảnh hưởng.

Anh ấy đã giúp BlockFi với 750 triệu USD. Và mặc dù giá trị tài sản ròng của BlockFi giảm mạnh vào năm 2022, chỉ còn khoảng 15 tỷ USD, nhưng anh ấy vẫn thấy tiềm năng từ nền tảng này. Tuy nhiên, mọi thứ đã không diễn ra chính xác như anh ấy đã lên kế hoạch. 

Cha mẹ của Sam Bankman-Fried là ai?

SBF là con trai của hai giáo sư Stanford là Barbara Fried (Mẹ) và Joseph Bankman (Cha). Trước khi thành lập FTX, Sam đã tham gia vào các giao dịch ETF trước đó. Người ta suy đoán rằng cha của anh ấy đã giữ một vị trí quan trọng tại một trong những tổ chức đầy tham vọng của anh ấy.

Phương châm của anh ấy là gì?

Bankman-Fried tự xưng là một người vị tha và phương châm của anh là luôn sẵn sàng cho đi tất cả số tiền của mình như một hành động vị tha. Vụ sụp đổ FTX đã khiến mọi người đặt câu hỏi về phương châm vị tha hiệu quả của anh ấy.

Dự luật “giết chết DeFi” là ý tưởng của Sam

Vào tháng 10/2021, Sam đã đề xuất một số ý tưởng về quy định tiền điện tử. Theo một cách nào đó, các ý tưởng Sam đưa ra sẽ hạn chế việc mở rộng DeFi bằng cách thêm vào các tính năng như danh sách blacklist và tiêu chuẩn đầu tư tiền điện tử. Cộng đồng tiền điện tử gọi đây là dự luật giết chết DeFi. Điều này phần nào khiến SBF không còn được yêu thích như trước đây nữa.

Không loại trừ hành động này của Sam có liên quan đến lời hứa quyên góp điên rồ lên tới 1 tỷ USD trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2024.

Các hoạt động quyên góp

SBF đã tích cực quyên góp cho chiến dịch tranh cử tổng thống của Joe Biden vào năm 2020 với số tiền 5.2 triệu USD. Cựu CEO của FTX thậm chí đã đóng góp 16 triệu USD cho PAC (Ủy ban Hành động Chính trị) vào năm 2022. Tuy nhiên, mọi thứ đã vượt quá tầm kiểm soát khi Sam Xoăn nói rằng số tiền quyên góp của mình vào năm 2024 có thể lên tới 1 tỷ USD trong một cuộc phỏng vấn trên podcast.

Tuy nhiên, những lý do này dường như không đủ sức năng để buộc FTX phải nộp đơn xin phá sản. Có một tác nhân khác gọi là Alameda Research. Và đây mới chính là trọng tâm của vấn đề.

#7. Đôi điều về Alameda Research

Alameda Research là một công ty giao dịch định lượng cho tiền điện tử. Nó cũng là công ty chị em của FTX, một quỹ phòng hộ và cũng là đứa con tinh thần của SBF. Thâm hụt bảng cân đối kế toán của Alameda là một trong những lý do khiến FTX bị phá sản. Trước khi tham gia vào thị trường tiền điện tử, SBF đã bắt đầu với giao dịch định lượng.

Ai phụ trách Alameda Research?

Đứng đầu Alameda Research là Caroline Ellison. Cô là một giám đốc điều hành người Mỹ. Chính Caroline Ellison đã nói rằng Alameda sẽ vui vẻ mua lại toàn bộ mã thông báo FTT của Binance với giá 22 USD khi Changpeng Zhao đã có kế hoạch bán mà BeInCrypto đã nhắc đến ở phần trên. Nghe thì có vẻ không liên quan đến việc kinh doanh và mặc dù tất cả chỉ là suy đoán, nhưng Carolie Ellison có thể là bạn gái cũ của SBF. Nhưng không loại trừ khả năng nếu giả thuyết này là thật thì mối quan hệ này có thể phần nào khiến SBF “dễ dãi” hơn với Alameda Research.

Alameda đã đầu tư vào những công ty nào?

Alameda luôn là một nhà đầu tư DeFi nặng ký. Và điều đó không phù hợp với dự luật tiêu diệt DeFi mà Sam trước đó có đề xuất. Một vài cái tên trong danh sách danh mục đầu tư của Alameda như Messari, Coin98, Zenlink… Dữ liệu từ Crunchbase cho thấy Alameda đã thực hiện gần 185 khoản đầu tư trong 5 năm qua.

Các khoản đầu tư của Alameda Research
Các khoản đầu tư của Alameda Research

Alameda cũng được biết là đã thiết lập các giao dịch DeFi trên hệ sinh thái SolanaEthereum. Đây là một phân tích từ nền tảng phân tích trực tuyến Lookonchain, trích dẫn các khoản nắm giữ DeFi:

Thương vụ IDO đáng ngờ và cáo buộc thao túng thị trường

Như BeInCrypto đã đề cập ở trên thì Alameda là một quỹ phòng hộ. Nghĩa là đây là một công ty kiếm tiền tùy thuộc vào sự biến động của hành động giá có liên quan đến các loại tiền điện tử. Và người ta đã suy đoán rằng Alameda đã sử dụng tiền của FTX để thực hiện các giao dịch. Đáng chú ý là số tiền từ FTX là tiền của khách hàng. Vì SBF nắm giữ vai trò trọng trách ở cả 2 thực thể này (FTX & Alameda) nên việc Alameda sử dụng tiền của FTX giống như tiền chuyển từ tay phải sang tay trái vậy.

Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên Alameda nhận được một số chỉ trích. Vào ngày 05/42022, Sasha Ivanov — Giám đốc điều hành của Waves, đã cáo buộc Alameda thao túng giá của mã thông báo WAVES. Sasha nói rằng Alameda cố tình làm điều này để xử lý cho một vị thế bán khống. Alameda bị cáo buộc là bằng một cách nào đó, nó đã khiến giá đồng WAVES biến động mạnh. Tận dụng cơ hội đó, Alameda đã bán khi giá cao và thực hiện mua lại khi giá thấp.

Tuy nhiên, mọi thứ không kết thúc ở đó. Vào tháng 10/2022, người sáng lập Solend Rooter tuyên bố rằng Alameda Research đã gửi hơn 100 triệu USD tiền trong thương vụ IDO tháng 11/2021 chỉ để thổi phồng vốn hóa thị trường

Đến đây thì gần như chúng ta có đầy đủ các tác nhân cần thiết khiến FTX phá sản, bao gồm FTX, CEO Sam Bankman-Fried, token FTT của FTX và công ty chị em Alameda Research. Bây giờ, hay cùng BeInCrypto xâu chuỗi những thành phần này lại để hình dung rõ hơn về bức tranh sụp đổ của FTX như thế nào nhé

#8. Giải thích về sự sụp đổ của FTX

Đầu tiên, đã có một số mâu thuẫn trong cộng đồng tiền điện tử chống lại SBF sau khi dự thảo DeFi ra đời. CEO của Binance đã chỉ trích lập trường của anh ấy. Và vào ngày 29/10/2022, SBF đã trả lời bằng một tweet phản bác nói rằng thật thú vị khi thấy CZ đại diện cho ngành ở DC. Câu hỏi ngầm ý của SBF ở đây dường như là liệu CZ có thể ở DC không? Điều đó đã gây ra một số tranh chấp chính trị, vì CZ được sinh ra ở Trung Quốc và SBF đến từ Hoa Kỳ. Nhưng đó thậm chí cũng chưa hoàn toàn phải là khởi đầu của cuộc chiến giữa các ông trùm tiền điện tử.

Năm 2019, Binance là một trong những nhà đầu tư đầu tiên vào FTX vì họ nhìn thấy tiềm năng. Khi FTX phát triển, Binance đã chọn thoái vốn và thu về lượng token trị giá 2.1 tỷ USD FTT và BUSD.

Dòng thời gian sụp đổ của FTX

Tiết lộ bí mật động trời của CoinDesk 

Mọi chuyện bắt đầu khi CoinDesk có thể truy cập vào bảng cân đối kế toán của Alameda. Có một vài tiết lộ đáng ngạc nhiên như:

  • FTT chiếm phần lớn cổ phần của Alameda trong số 14.6 tỷ USD được báo cáo.
  • Có đến 6.1 tỷ USD FTT được đưa ra ánh sáng. Con số này cao hơn ít nhất 1 tỷ USD so với tổng nguồn cung FTT đang lưu thông.
  • Các khoản nắm giữ khá lớn khác của Alameda bao gồm mã thông báo SOL với 863 triệu USD bị khóa và 292 triệu USD được mở khóa.

Điều này phần nào cho thấy mối quan hệ giữa Alameda và FTX khá bền chặt, trái ngược với những gì SBF đã nhấn mạnh rằng cả 2 là những thực thể tách biệt. Điều đó cũng có thể có nghĩa là Alameda đã tạo ra FTT và FTX đã khiến khách hàng mua với mức chiết khấu hứa hẹn về phí giao dịch.

Ngoài ra, vào tháng 7, Binance đã loại bỏ tất cả phí giao dịch khỏi bất kỳ cặp BTC nào. Điều này đã thu hút một số người từ các sàn giao dịch khác đến với Binance. Việc quảng bá FTT như một ưu đãi giảm giá có thể là kế hoạch của SBF để chống lại động thái kia của Binance.

Changpeng Zhao đã vào cuộc trò chuyện

Vài ngày sau khi CoinDesk đưa ra thông báo, Changpeng Zhao đã lên Twitter và nói rằng do những tiết lộ gần đây được đưa ra ánh sáng nên Binance đã quyết định bán lượng token FTT của mình. Điều này đã gây ra một đợt bán tháo trên toàn thị trường, ảnh hưởng nặng nề đến giá FTT.

Caroline Ellison đã cố gắng trấn an nhà đầu tư rằng Alameda sẽ sẵn sàng mua tất cả các mã thông báo FTT với giá 22 USD. Nhưng nó không giúp được gì. FTT bắt đầu giảm mạnh hơn nữa và đến lúc này thì một số vị thế đã bị được thanh lý. Vào ngày 08/11/2022, giá FTT đã giảm xuống dưới 22 USD.

Đoạn tweet của SBF

Để trấn an tình hình thì vào ngày 07/11/2022, SBF đã tweet rằng tài sản FTX vẫn ổn. Tuy nhiên, dòng tweet sau đó đã bị xóa. Ngay cả một dòng tweet ngày 07/11 đề cập đến việc FTX không đầu tư vào các khoản nắm giữ của khách hàng cũng không còn xuất hiện nữa. Điều này càng khiến cộng đồng nghi ngờ thực trạng hiện tại của hệ sinh thái dưới tay Sam này.

Đoạn tweet đã xoá của SBF
Đoạn tweet đã xoá của SBF

Đến thời điểm hiện tại, mã thông báo FTT đã mất 83% giá trị. Đi kèm với đó, giá trị ròng của SBF giảm xuống còn 991 triệu USD từ mức 15 tỷ USD. Đến bây giờ, sự sụp đổ của FTX gần như đã hiện hữu và khó có thể cứu vãn được nữa.

Đoạn tweet đã xoá của SBF
Đoạn tweet đã xoá của SBF

Mua hay không mua

FTT mất giá trị gây lo ngại về thanh khoản cho cả Alameda và FTX. Và sự hoảng loạn bắt đầu ảnh hưởng đến các loại tiền kỹ thuật số khác, bao gồm BTC và ETH. SBF đã tweet rằng FTX và Binance đã đi đến một thỏa thuận chiến lược.

Về vấn đề này, Changpeng Zhao đã tweet và nói rằng họ đang có kế hoạch mua lại hoàn toàn FTX. Mục đích này của CZ được cho là giúp FTX và toàn bộ thị trường khỏi những lo ngại về thanh khoản. Tuy nhiên, mọi thứ thời điểm đó vẫn cần phải thông qua một quá trình DD. Hơn nữa, ý định thư mà các ông trùm đã ký là không ràng buộc. Nó có nghĩa là rút lui luôn là một lựa chọn.

Thời điểm đó, khách hàng bắt đầu gặp sự cố khi rút tiền tại FTX. SBF đã thông báo rằng FTX đã xử lý khoảng 6 tỷ USD tiền rút trong những ngày qua. Và vì lý do đó nó sẽ tạm dừng hoạt động trong thời gian tới.

Sau khi thấy rằng bảng cân đối kế toán của FTX không hoàn toàn hợp lý, Binance đã rút lui khỏi thỏa thuận, để lại những người tham gia thị trường tiền điện tử tự lo liệu.

Đây là những gì Binance đã tweet:

Và mặc dù FTX US ban đầu miễn nhiễm với cuộc khủng hoảng thanh khoản này nhưng khi FTX nộp đơn phá sản thì FTX US cũng không tránh khỏi điều đó.

Ai bị ảnh hưởng bởi sự sụp đổ của FTX?

Sự lây lan của FTX tiếp tục lan rộng. Nhiều công ty trước đây đã được FTX và Alameda đầu tư đã bắt đầu cho thấy những tác động thảm khốc. FTX, cùng với Alameda Research và 130 công ty liên kết khác, đã nộp đơn phá sản theo Chương 11 vào ngày 11/11/2022.

Và việc nộp đơn xin phá sản đã kết thúc một câu chuyện hỗn loạn về sự sụp đổ của FTX. Solana và giá mã thông báo SOL của nó đã giảm 33.5% tại thời điểm đó. Solana DeFi TVL cũng đã bị ảnh hưởng, giảm hơn 300 triệu USD trong 7 ngày qua.

Một số dự án trong hệ sinh thái FTX giảm mạnh TVL
Một số dự án trong hệ sinh thái FTX giảm mạnh TVL

BlockFi, một công ty từng được SBF mua lại, cũng đã nộp đơn xin phá sản. Những tiết lộ gần đây cho thấy FTX.US đã gia hạn khoản vay 250 triệu USD cho BlockFi. Ngoài ra, Liquid Global, một sàn giao dịch nhận được sự trợ giúp của FTX, hiện đã tạm dừng rút tiền. 

Một số dự án “đầu tay” của FTX cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Trong đó, Serum (SRM) đã phải thực hiện một bản fork để tránh việc phụ thuộc vào FTX. Hay gần đây nhất, giao thức Ren cũng đã phải gọi thêm vốn để phát hành bản Ren 2.0, tách biệt hoàn toàn mối quan hệ với Alameda Research.

Sau khi phá sản, sàn giao dịch tiền điện tử FTX hiện đang nợ tiền của gần 100,000 chủ nợ. Tuy nhiên, con số này được cho là lên đến 1 triệu chủ nợ ở thời điểm hiện tại.

Những tình tiết phát triển mới

Ngoài ra, như một ảnh hưởng của việc FTX sụp đổ, Genesis Trading hiện cũng đang tìm kiếm một khoản thanh khoản trị giá 1 tỷ USD. Gemini, một sàn giao dịch hàng đầu, đang chứng kiến lượng ​​BTC chảy ra ồ ạt. Và cuối cùng, Silvergate Capital, một công ty tiền điện tử có trụ sở tại California, cũng đang xem xét một ngân hàng điều hành vì người ta suy đoán rằng họ có thể có quan hệ với FTX và SBF.

Đó là một góc thông tin được công bố rộng rãi. BeInCrypto sẽ tiếp tục cập nhật khi có sự kiện và diễn biến mới liên quan đến sự sụp đổ của FTX. Hiện tại, tất cả những gì chúng ta có thể nói là nó đang lan rộng.

#9. Tác động đối với ngành công nghiệp tiền điện tử rộng lớn hơn

Mặc dù bắt đầu với sự mất giá của mã thông báo FTT, nhưng sự sụp đổ của FTX hiện đang tác động đến toàn bộ không gian tiền điện tử rộng lớn. Hơn nữa, sự sụp đổ của FTX đã giải thích một điều đơn giản cho tất cả chúng ta rằng không có sàn giao dịch nào được phép sử dụng tiền của khách hàng để đảm nhận các vị thế giao dịch. Giám đốc điều hành FTX đã làm điều đó và giờ đây sự sụp đổ của FTX ảnh hưởng đến toàn bộ lĩnh vực, với những thứ như BTC, ETH và SOL tiếp tục giảm mạnh.

Lượng dự trữ trên các sàn giao dịch giảm mạnh
Lượng dự trữ trên các sàn giao dịch giảm mạnh

Dưới đây là những điểm nổi bật của thị trường kể từ ngày 18/11 để giúp bạn hình dung rõ hơn về mọi thứ:

  • Solana (SOL) được xếp thứ 14 trong danh sách theo vốn hóa thị trường, thấp hơn Shiba Inu.
  • Serum (SRM) đã giảm 40% so với tuần trước.
  • BTC và ETH vẫn đang vật lộn để tiếp cận các mức kháng cự gần lần lượt là 17,000 USD và 1,250 USD.
  • BTC đã trải qua số tiền rút hàng tuần lớn nhất từ ​​​​các sàn giao dịch sau sự lây lan của FTX.

Tuy nhiên, thời gian sẽ cho biết tác động đối với các loại tiền kỹ thuật số khác sau sự sụp đổ của FTX khi chúng ta chờ thị trường ổn định. Hiện tại, tiền của khách hàng vẫn là mối quan tâm quan trọng nhất đối với ngành công nghiệp tiền điện tử toàn cầu.

Đây là những gì Binance đã tweet sau sự cố này.

#10. Vị tha hay hèn hạ?

Tình trạng hiện tại của chúng ta được dẫn dắt bởi Giám đốc điều hành của FTX, Sam Bankman-Fried. Và hiện tại, phương châm về lòng vị tha hiệu quả của anh ấy đã trở thành thứ chống lại chính những cách mà anh ấy làm. Một số khách hàng đã mất tất cả số tiền tiết kiệm cả đời của họ khi tham gia vào FTX. Giá FTT giảm cũng khiến họ bị thiệt hại nặng nề.

Các sàn giao dịch sẽ tập trung nhiều hơn vào việc tuyên bố “bằng chứng dự trữ” trong tương lai. Mục đích của việc này chỉ để cho thấy cách họ sử dụng tiền của khách hàng một cách minh bạch. Binance dường như đã đi đầu trong việc này bằng cách thậm chí còn tuyên bố tiền của người dùng có trong kho dự trữ lạnh. Thêm vào đó, sự sụp đổ của FTX thậm chí còn giải thích rằng nếu bạn không sở hữu riêng private key cho ví của mình, thì bạn không sở hữu tiền điện tử. Điều này càng nhấn mạnh tầm quan trọng của bằng chứng dự trữ.

Bây giờ rõ ràng rằng đó là một kế hoạch làm giàu không chân chính. Câu chuyện về sự sụp đổ của FTX không kết thúc ở đây. Nó sẽ có những diễn biến mới và BeInCrypto sẽ tiếp tục mang đến những tình tiết mới trong tương lai. Tham gia nhóm cộng đồng của chúng tôi Telegram | Facebook fanpage | Facebook group để cập nhật những tin tức mới nhất nhé.

Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 11 năm 2024
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 11 năm 2024
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 11 năm 2024

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.

builink-vietnamese-cryptocurrency-content-writer-and-editor.jpg
Bùi Linh
Linh Bùi (builink) là một nhà sáng tạo nội dung trong lĩnh vực tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng. Với mong muốn chia sẻ các bài viết chuyên về kiến thức về thị trường tiền điện tử, builink đảm nhận công việc biên soạn các bài viết về kinh nghiệm, kiến thức cho người mới cũng như cập nhật các tin tức HOT trên thị trường thông qua những góc nhìn đa chiều hơn. Ngoài ra, builink còn giữ vai trò tổng biên tập tại BeInCrypto Việt Nam. Nhờ vào văn phong báo chí dễ tiếp cận đến độc giả...
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ