Trusted

DeFi 2.0 là gì? Liệu đây có phải là xu hướng cho nửa cuối năm 2022?

5 mins
Cập nhật bởi Bùi Linh
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

DeFi 2.0 là thế hệ thứ hai của giao thức DeFi, đề cập đến một lớp ứng dụng được xây dựng dựa trên thế hệ đầu tiên của giao thức.

Tổng quan thị trường DeFi

Tài chính phi tập trung (decentralized finance hay DeFi) là một trong những thị trường đã tạo nên cơn sốt mạnh mẽ trong thế giới crypto. Tuy nhiên, nó chỉ mới xuất hiện cách đây 2 năm. Vào đầu năm 2019, TVL của toàn thị trường DeFi chỉ đạt khoảng 270 triệu USD. Xu hướng này tăng dần vào năm 2020 khi Compound phát hành token quản trị COMP của mình, tạo nên cơn sốt toàn thị trường cho việc khai thác thanh khoản. Đến tháng 11/2021, TVL của DeFi đã tăng 990 lần, đạt 269 tỷ USD. Một số dự án nổi bật của làn sóng này như Curve, Aave hay Compound…

Thời gian qua, rất nhiều dự án đã phát triển và thuật ngữ DeFi 2.0 trở nên phổ biến trong giới đầu tư hơn bao giờ hết. Nếu người dùng đã quá quen thuộc với các tính năng của DeFi 1.0 như khai thác thanh khoản, token sàn giao dịch, cho vay (lending) và AMM thì DeFi 2.0 hứa hẹn mang đến trải nghiệm mới, giới thiệu các công nghệ tài chính mới và cải thiện việc sử dụng vốn. 

Vậy DeFi 2.0 là gì và nó sẽ giúp giải quyết những vấn đề gì? Liệu rằng những dự án thành công từ DeFi 1.0 có tiếp tục bùng nổ trong giai đoạn DeFi 2.0 hay không? Hãy cùng BeInCrypto tìm hiểu kỹ hơn ở các phần tiếp theo nhé.

DeFi 2.0 là gì?

Trước tiên, để hiểu về DeFi 2.0, hãy cùng BeInCrypto tóm lược về DeFi 1.0 nhé. Có thể hiểu DeFi 1.0 là cơ sở hạ tầng tài chính phi tập trung ban đầu tạo thành hệ sinh thái DeFi hiện tại. Chúng bao gồm 

  • Các ứng dụng phi tập trung và các DEX (Uniswap, SushiSwap).
  • Các ứng dụng cho vay (Aave, Compound).
  • Stablecoin (MakerDAO).
  • Các ứng dụng pool thanh khoản (Yearn).
  • Tài sản tổng hợp (Synthetic assets – Synthetix, UMA).
  • Các dự án bảo hiểm (Insurance – Cover, Nexus Mutual).

DeFi 2.0 là thế hệ thứ hai của giao thức DeFi, đề cập đến một lớp ứng dụng được xây dựng dựa trên thế hệ đầu tiên của giao thức. Cốt lõi của DeFi 2.0 là bổ sung tính thanh khoản vào lớp cơ sở hạ tầng nói riêng và giúp cho sự phát triển của hệ thống bền vững hơn nói chung.

Sự khác biệt giữa DeFi 1.0 và DeFi 2.0. Nguồn: Crypto.com
Sự khác biệt giữa DeFi 1.0 và DeFi 2.0. Nguồn: Crypto.com

DeFi 2.0 sẽ giải quyết những vấn đề gì?

DeFi 1.0 tạo ra các pool, nơi người dùng cung cấp tính thanh khoản cho các dự án. Sau một thời gian, họ bắt đầu rút tiền khỏi pool để xây dựng các dự án của riêng mình, từ đó vấn đề đã xuất hiện. Theo ghi nhận từ BeInCrypto, DeFi 1.0 tồn tại một số vấn đề nội tại. Một trong những vấn đề chính là làm thế nào để thu hút thanh khoản một cách bền vững.

Nhiều giao thức DeFi cung cấp token gốc của họ (hoặc một token dành cho farming khác) như một động lực để thu hút các nhà cung cấp thanh khoản. Do phần thưởng hấp dẫn nên thời gian đầu nó sẽ dễ hút vốn và tạo đà để giúp khởi động dự án DeFi. 

Vấn đề với những điều trên là một khi các khuyến khích khai thác thanh khoản ngừng hoặc giảm, các nhà cung cấp thanh khoản (LP) có thể dễ dàng chuyển sang giao thức khác cung cấp các ưu đãi tốt hơn. Điều này có nghĩa là họ đang chạy theo lợi nhuận chứ chưa chắc đã thực sự mong muốn hỗ trợ giao thức đó phát triển. Chưa kể đến việc đưa ra một token được dùng làm phần thưởng vô tình sẽ tạo ra áp lực bán đối với nó và điều này sẽ dẫn đến giá có thể giảm, thậm chí là về 0. Điều này sẽ tạo ra sự bất ổn trong việc cung cấp thanh khoản cho giao thức.

Ngoài ra, trong một số trường hợp, việc cho vay đòi hỏi tài sản thế chấp quá cao và thiếu hiệu quả về vốn. Điều này cũng góp phần tạo nên những bất ổn không đáng có ở DeFi 1.0. Vì vậy DeFi 2.0 đã ra đời để giải quyết những vấn đề tồn đọng. Dựa trên những tiêu chí này, một số dự án ra đời được đánh giá là có thể tiếp tục đem đến sự bùng nổ cho phân khúc này trong năm 2022.

TVL của các giao thức DeFi 2.0 năm 2021
TVL của các giao thức DeFi 2.0 năm 2021

DeFi 2.0 và những con số

Olympus DAO, Abracadabra và Convex Finance có thể xem là 3 trong số các dự án điển hình của DeFi 2.0. Cả ba đều có TVL tăng nhanh chóng như một minh chứng cho sự quan tâm của các nhà đầu tư. Cụ thể:

  • TVL của Convex Finance (5.24 tỷ USD) đã vượt qua Yearn Finance (hơn 1 tỷ USD) để trở thành dự án yield farming hàng đầu. Tốc độ phát triển nhanh chóng như vậy nhờ vào cung cấp trải nghiệm người dùng vượt trội, đơn giản hóa việc khóa và cam kết của Curve và CRV, đồng thời cải thiện lợi nhuận cho cả chủ sở hữu token và nhà cung cấp thanh khoản.
TVL Convex Finance. Nguồn: Foot Analytics
TVL Convex Finance. Nguồn: Foot Analytics
  • Abracadabra và Olympus DAO cũng có ​​mức tăng trưởng TVL nhanh chóng chỉ trong 30 ngày, TVL lần lượt đạt 668 triệu USD và 351 triệu USD. 
TVL dự án Abracadabra
TVL dự án Abracadabra

Tương lai nào cho DeFi 2.0?

Tuy DeFi có tốc độ phát triển mạnh mẽ trong 2 năm qua, nhưng với những người dùng nền tảng và DEX, nó còn rất nhiều yếu tố cần cải thiện. Đặc biệt, bản thân Crypto vẫn đang ở giai đoạn sơ khai, vì vậy vẫn còn rất nhiều thiếu sót. Trải qua thời gian cải thiện hiệu quả hoạt động của quỹ và ngăn chặn áp lực bán từ các nhà cung cấp thanh khoản, thị trường sẽ lớn mạnh hơn rất nhiều.

Hi vọng thông qua bài viết này, BeInCrypto phần nào đã giúp độc giả có thể hiểu thêm về DeFi 2.0 và tiềm năng của nó trong tương lai. Để cập nhật thêm các bài viết tiếp theo từ chúng tôi, hãy tham gia nhóm Telegram của BeInCrypto nhé.

🎄Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 12 năm 2024
🎄Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 12 năm 2024
🎄Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 12 năm 2024

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản một cách thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Người đọc tự trách nhiệm với bất kỳ hành động nào thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi.
Tại Learn, ưu tiên của chúng tôi là cung cấp thông tin chất lượng cao. Chúng tôi dành thời gian để xác định, nghiên cứu và tạo ra nội dung giáo dục hữu ích cho độc giả.
Để duy trì tiêu chuẩn này và tiếp tục tạo ra nội dung tuyệt vời, các đối tác của chúng tôi có thể thưởng cho chúng tôi một khoản hoa hồng cho các vị trí trong bài viết của chúng tôi. Tuy nhiên, những khoản hoa hồng này không ảnh hưởng đến quy trình tạo nội dung không thiên vị, trung thực và hữu ích của chúng tôi.

builink-vietnamese-cryptocurrency-content-writer-and-editor.jpg
Bùi Linh
Linh Bùi (builink) là một nhà sáng tạo nội dung trong lĩnh vực tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng. Với mong muốn chia sẻ các bài viết chuyên về kiến thức về thị trường tiền điện tử, builink đảm nhận công việc biên soạn các bài viết về kinh nghiệm, kiến thức cho người mới cũng như cập nhật các tin tức HOT trên thị trường thông qua những góc nhìn đa chiều hơn. Ngoài ra, builink còn giữ vai trò tổng biên tập tại BeInCrypto Việt Nam. Nhờ vào văn phong báo chí dễ tiếp cận đến độc giả...
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ