Trusted

Solend (SLND): “Tái định nghĩa” tính phi tập trung trong DeFi?

6 mins
Cập nhật bởi Bùi Linh
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

Giao thức Solend (SLND) là một giao thức vay và cho vay trên Solana. Gần đây, nó vướng phải những lùm xùm xoay quanh việc làm sai lệch đi định nghĩ phi tập trung vốn có trong thế giới DeFi.

Giới thiệu về Solend

1. Solend là gì?

Ứng dụng Solend được mệnh danh là cỗ máy sinh lãi tự động được phát triển trên mạng lưới Solana (SOL). Về cơ bản thì chúng ta có thể hiểu Solend là một giao thức thuật toán, phi tập trung để hỗ trợ quá trình vay và cho vay của người dùng. Nó tương tự như một số giao thức mà BeInCrypto đã có dịp giới thiệu với độc giả trước đó như Aave (AAVE) hay Compound (COMP)… vậy.

Trên thực tế, hình thức vay và cho vay trong lĩnh vực DeFi đã chứng kiến những dấu hiệu bùng nổ. Theo dữ liệu BeInCrypto ghi nhận từ DefiLlama, đứng đầu trong danh sách các ứng dụng lending hiện nay là Aave với TVL khoảng 4.56 tỷ USD. Tại thời điểm viết bài, TVL của Solend hiện đứng thứ 9 với khoảng 264 triệu USD. Nếu chỉ xét riêng trên mạng lưới Solana, Solend hiện là ứng dụng có TVL lớn nhất tại thời điểm viết bài, vượt mặt các sàn DEX khác như Serum hay Raydium…

TVL của các giải pháp lending
TVL của các giải pháp lending

Solend chọn Solana dựa trên những đặc tính đặc thù của nó với phí dịch vụ ở mức thấp cùng thời gian giao dịch nhanh. Solend hướng tới mục tiêu trở thành giải pháp dễ sử dụng nhất và an toàn nhất trên Solana. Với Solend, ngoài các giao dịch vay và cho vay tiền điện tử ra người dùng có thể gửi tiền để kiếm lãi suất, sử dụng đòn bẩy cho các giao dịch long/short.

2. Điều gì khiến Solend trở nên khác biệt so với các giải pháp khác?

  • Phí giao dịch & Khả năng mở rộng: Bằng cách lựa chọn phát triển trên Solana đã giúp Solend tối ưu hơn về mặt chi phí cũng như khả năng mở rộng so với các ứng dụng được phát triển trên Ethereum. Điều này tạo điều kiện khiến Solend trở nên thân thiện hơn với các nhà đầu tư nhỏ lẻ trên thị trường.
  • Quản lý thông qua DAO: Quản trị trên Solend sẽ dần dần được chuyển đổi trở lại Solend DAO, để trao quyền cho cộng đồng tham gia quản lý dự án. Điều này càng khiến cộng đồng có động lực đồng hành và phát triển dự án. Nhưng cũng chính việc trao quyền cho cộng đồng này đã gây ra những ý kiến trái chiều trong việc “chiếm” quyền tạm thời ví cá voi trên nền tảng này.

3. Cơ chế thanh khoản trên Solend

Một người dùng khi thế chấp một loại tài sản bất kỳ vào Solend sẽ có khả năng bị thanh khoản. Solend sử dụng 2 Oracles để cập nhật biến động cho “Borrow Balance” và “Supply Balance” là Pyth (chính) và Switchboard (dự phòng). 

Cơ chế thanh khoản trên Solend
Cơ chế thanh khoản trên Solend

Hãy cùng BeInCrypto quan sát với hình trên kia. Khi thanh sức khỏe của một địa chỉ ví đạt đến vạch màu cam, tài khoản sẽ bị thanh lý. Ngưỡng thanh lý (dòng màu cam) dựa trên các thông số được đặt trên các token khác nhau. Solend sẽ tính toán ngưỡng thanh lý này dựa trên giá trị trung bình có trọng số của tất cả các tài sản bạn đã ký gửi.

Khi tài khoản của bạn được mở để thanh lý, các Third Party Liquidator của Solend sẽ hoàn trả 20% khoản vay của người dùng bằng cách bán số tiền tương đương trong tài sản đảm bảo. Ngoài ra, các nhà thanh lý sẽ thu thêm 5% trên số tiền (20%) mà họ đã thanh lý, như một khoản tiền thưởng để đảm bảo giao thức vận hành. Việc thanh lý này sẽ được định tuyến trên các sàn DEX như Serum hay Orca thay vì bán thông qua hình thức OTC. Đó cũng chính là lý do tại sao đã gây nên những tranh cãi về việc Solend DAO tạo đề xuất tạm chiếm quyền đối với ví cá voi sở hữu 5.7 triệu SOL là vậy.

4. Solend DAO: Tổ chức quản trị phi tập trung của Solend

Solend DAO hiện có 3 địa chỉ ví chính (Fee Receiver, Orca LP và Treasury + Raydium LP). Các ví này là ví DAO và tiền của chúng đến từ IDO hoặc phí được tạo từ nền tảng. Theo chia sẻ của người sáng lập Solend, Treasury của họ hiện nắm giữ khoảng 20 triệu USD và chúng chủ yếu được sử dụng như một quỹ bảo hiểm hiện nay để hoàn trả cho những người dùng bị ảnh hưởng xấu.

Về lý thuyết, Solend DAO là một tổ chức được thành lập và điều hành bởi cộng đồng của những người dùng trên nền tảng. Tuy nhiên, sau vụ việc biểu quyết thông qua tạm chiếm tài khoản ví cá voi, nhiều người tin rằng Solend DAO không thực sự phi tập trung như nó vốn có. Nó bị cáo buộc thao túng kết quả phiếu bầu khi có tới 4 địa chỉ ví chiếm phần lớn lượng phiếu bầu trên nền tảng. Thậm chí, trong đó có một địa chỉ ví nắm giữ hơn 1 triệu phiếu.

Tokenomics

1. Tổng quan về token SLND

SLND là token gốc của giao thức Solend với tổng cung 100 triệu token. Lượng token này được phân bổ theo cơ chế như sau:

  • 60% SLND được phân bổ cho cộng đồng. Chia nhỏ nó ra, một nửa trong số đó được phân bổ cho chương trình khai thác thanh khoản và nửa còn lại được phân bổ cho Solend Treasury, do Solend DAO sở hữu và quản lý. 5% SLND được phân bổ cho IDO, đến từ Treasury. Solend Treasury sẽ sở hữu quỹ IDO và vị thế LP.
  • 25% SLND được phân bổ cho team.
  • 15% SLND được phân bổ cho các nhà đầu tư. Chỉ 10% được phân phối trong seed round, nhưng 5% bổ sung được dành cho một khoản tăng tiềm năng trong tương lai trong trường hợp cần thiết.
Phân bổ token SLND
Phân bổ token SLND

Các nhà đầu tư vòng hạt giống có lịch trình vesting trong 3 năm với lần vesting thứ ba đầu tiên vào ngày 1/10/2022 và phần còn lại sẽ vesting hàng tháng sau đó. Đội cũng có lịch trình tổ chức 3 năm với lần tổ chức thứ ba đầu tiên vào ngày 1/6/2022 hoặc muộn hơn (dựa trên ngày tham gia). Không có khóa cho người tham gia IDO.

2. Sàn giao dịch, ví lưu trữ SLND

  • Sàn giao dịch: Hiện tại, người dùng có thể sở hữu SLND thông qua việc thực hiện giao dịch trên các sàn CEX như MEXC, Gate hay FTX. Ngoài ra, một số sàn DEX khác hiện cũng hỗ trợ niêm yết SLND như Raydium, Serum DEX hay Orca.
Một số sàn giao dịch SLND. Nguồn: CoinGecko
Một số sàn giao dịch SLND. Nguồn: CoinGecko
  • Ví lưu trữ: SLND là một token tuân theo chuẩn SPL của Solana, do đó, ngoài việc lưu trữ trên ví nóng của các sàn CEX kể trên chúng ta có thể sử dụng một số ví hỗ trợ chuẩn này như Phantom hay Coin98 Wallet

Solend không phải là ứng dụng duy nhất làm sai lệch bản chất DeFi

Nếu bạn chưa từng nghe về vụ lùm xùm gần đây của Solend, hãy tham khảo bài viết này từ BeInCrypto để hiểu rõ hơn nhé. Vấn đề đặt ra ở đây là sau sự vụ này, cộng đồng đã đặt ra một số nghi vấn về sự phân quyền của Solend. Một trong những nguyên lý cốt lõi của DeFi là nó có nghĩa là loại bỏ các tổ chức tập trung như ngân hàng. 

Tuy nhiên, có vẻ như Solend đang đi ngược lại ở tiêu chí này. Tại đó, nó cho phép quyền can thiệp của cái được gọi là “cộng đồng” để thực hiện các giao dịch và cho vay ngang hàng nhằm mục đích là kiểm soát khủng hoảng tiền điện tử. Xét lại quá khứ, Solend có lẽ cũng không phải là giao thức duy nhất làm điều này. 

Trước đó, Maker DAO (MKR) cũng đã vô hiệu hóa tính năng cho phép các nhà giao dịch vay DAI để chống lại stETH trong vụ lùm xùm xoay quanh Lido Finance. stETH có giá trị tương đương với ETH, nhưng nó đang được giao dịch với mức giảm ngày càng lớn đối với loại tiền điện tử lớn thứ hai này. Cũng vì điều này đã dẫn đến các vấn đề thanh khoản tại các tổ chức cho vay tiền điện tử lớn và các quỹ đầu cơ như Celsius và Three Arrows Capital (3AC).

Hãy tham gia nhóm Telegram của BeInCrypto để cập nhật những tin tức mới nhất về giao thức Solend này nhé.

Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 11 năm 2024
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 11 năm 2024
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 11 năm 2024

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản một cách thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Người đọc tự trách nhiệm với bất kỳ hành động nào thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi.
Tại Learn, ưu tiên của chúng tôi là cung cấp thông tin chất lượng cao. Chúng tôi dành thời gian để xác định, nghiên cứu và tạo ra nội dung giáo dục hữu ích cho độc giả.
Để duy trì tiêu chuẩn này và tiếp tục tạo ra nội dung tuyệt vời, các đối tác của chúng tôi có thể thưởng cho chúng tôi một khoản hoa hồng cho các vị trí trong bài viết của chúng tôi. Tuy nhiên, những khoản hoa hồng này không ảnh hưởng đến quy trình tạo nội dung không thiên vị, trung thực và hữu ích của chúng tôi.

builink-vietnamese-cryptocurrency-content-writer-and-editor.jpg
Bùi Linh
Linh Bùi (builink) là một nhà sáng tạo nội dung trong lĩnh vực tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng. Với mong muốn chia sẻ các bài viết chuyên về kiến thức về thị trường tiền điện tử, builink đảm nhận công việc biên soạn các bài viết về kinh nghiệm, kiến thức cho người mới cũng như cập nhật các tin tức HOT trên thị trường thông qua những góc nhìn đa chiều hơn. Ngoài ra, builink còn giữ vai trò tổng biên tập tại BeInCrypto Việt Nam. Nhờ vào văn phong báo chí dễ tiếp cận đến độc giả...
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ